Vai trò của giao tiếp trong công việc
Mọi thông tin truyền tải đều qua hình thức giao tiếp: giao tiếp bằng ngôn ngữ lời nói, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp bằng thư từ, văn bản, email,... Giao tiếp nơi công sở không đơn thuần là công việc giữa người này và người khác mà đôi khi còn là câu chuyện vui, chuyện phiếm gắn kết các nhân viên lại với nhau. Một nhân viên giao tiếp tốt không phải là một nhân viên hiểu ý sếp nhất mà phải hòa đồng và truyền đạt được những ý kiến đó với đồng nghiệp.
Để việc giao tiếp của bạn đạt hiệu quả, để đối tượng giao tiếp của bạn cảm thấy được tôn trọng cũng như để bạn và đối tượng hiểu rõ hơn về các thông tin cùng trao đổi thì bạn cần chú ý lắng nghe và có sự phản hồi.
Vai trò của giao tiếp
- Lắng nghe: Lắng nghe là khả năng đón nhận và hiểu những thông điệp mà đối tượng muốn nói. Hãy tỏ ra là bạn đang chú ý tới người nói bằng cách gật đầu hay phản ứng đáp lại bằng những câu ngắn gọn thể hiện sự chăm chú của bạn như: ừ, à, thế à, vậy ư… Đừng ngắt lời người nói khi bạn đang nghe! Hãy lắng nghe và sẵn sàng tiếp thu chủ đề, không nên chỉ trích phê phán.
- Phản hồi: Có nghĩa là sử dụng những từ ngữ của mình để nhắc lại nội dụng câu chuyện mà đối tượng đang nói bằng những câu tóm tắt ngắn gọn. Mục đích là: Để mình hiểu rõ và chính xác về những thông tin mà đối tượng đưa ra, tránh tình trạng hai người không hiểu ý nhau, hiểu lầm trong khi bàn bạc công việc. Ở nơi công sở, phản hồi cũng có nghĩa là bạn đã hiểu và tiếp nhận truyền đạt công việc từ các thành viên khác và đương nhiên họ sẽ mặc định bạn hiểu đúng ý và thực hiện công việc theo những gì đã trao đổi.
- Tranh luận: Đôi khi trong công việc bạn rơi vào tình huống ý kiến của bạn khác những thành viên còn lại trong nhóm, hoặc khác ý kiến của cấp trên, lúc đó bạn phải tranh luận. Tranh luận nơi công sở không phải để xác định ai đúng, ai sai hay ý kiến của ai tốt hơn mà để các thành viên trong nhóm hiểu và hoàn thành công việc hoàn hảo hơn. Một số người ngại tranh luận vì ngại va chạm, ngại làm trái ý sếp; những thành viên như vậy sẽ không bao giờ tiến bộ và một nhà tuyển dụng cũng không bao giờ nhận bạn vào làm việc nếu họ phát hiện bạn có ý nghĩ trên.
Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng, kĩ năng mềm có thể ảnh hưởng tích cực đến các mối quan hệ của bạn. Biết cách đưa ra các thông tin rõ ràng mà người khác hiểu được có thể giúp cải thiện mối quan hệ của bạn và làm giảm bớt các vấn đề mà bạn có thể phải đối mặt. - Viện UCI tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét