Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Chứng nhận tiêu chuẩn GLOBAL GAP

Chứng nhận tiêu chuẩn GLOBAL GAP

Độc tố trong sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao, nguy cơ độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng ngày càng không thể xem nhẹ. Do vậy, các nhà sản xuất thực phẩm ngày nay, phát triển các sản phẩm an toàn, lành mạnh là một thách thức thật sự. Áp lực từ phía người tiêu dùng, các nhà bán lẻ và luật pháp đặt ra những yêu cầu mới cho các nhà trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Đó là những yêu cầu về việc sử dụng công nghệ sản xuất làm giảm những tác động của việc canh tác lên môi trường, giảm thiểu tối đa việc sử dụng hóa chất và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời bảo vệ sức khỏe của người lao động, vật nuôi và các sinh vật biển. Vì vậy, Chứng nhận tiêu chuẩn Global Gap đưa ra một lời cam kết cho việc thực hành nông nghiệp/nuôi trồng thủy sản tốt là một yếu tố cần thiết để thâm nhập thị trường nội địa và quốc tế.

1. Chứng nhận Global Gap là gì?

Global Gap là một bộ tiêu chuẩn về nông trại được công nhận quốc tế dành cho việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices). Thông qua việc chứng nhận, các nhà sản xuất chứng minh việc thực hiện tiêu chuẩn Global Gap của mình. Đối với người tiêu dùng và các nhà bán lẻ, giấy chứng nhận Global Gap là một sự cam kết rằng thực phẩm đạt được sự an toàn và chất lượng và quá trình sản xuất có thể được chứng minh rằng có quan tâm đến sức khỏe, sự an toàn, phúc lợi của người lao động, các vấn đề môi trường.

2. Lợi ích chủ yếu của chứng nhận Global Gap là gì?

Chứng minh với khách hàng (nhà bán lẻ, các thương nhân, nhà nhập khẩu) về việc các sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất tuân theo phương pháp thực hành nông nghiệp tốt.
- Tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng.
- Đảm bảo khả năng thâm nhập thị trường.
- Gia tăng hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh.
- Tăng lợi thế thương hiệu.
- Áp dụng các quy trình để cải tiến liên tục.
- Giảm các cuộc đánh giá bên thứ 2 đối với nông trại vì các nhà bán lẻ lớn chấp nhận tiêu chuẩn này.

3. Đối tượng nào cần chứng nhận Global Gap?

Global Gap đang dần trở thành một tiêu chuẩn bắt buộc mà hầu hết các nhà bán lẻ hiện nay yêu cầu như một minh chứng cho việc áp dụng các biện pháp thực hành nông nghiệp tốt. Những người trồng trọt và nuôi trồng các sản phẩm cung cấp cho việc tiêu thụ của con người cần chứng nhận Global Gap. Không có chứng nhận này, các sản phẩm của họ sẽ không được các nhà bán lẻ lựa chọn. Thêm vào đó, những nhà xuất khẩu sang Châu Âu và nhiều thị trường khác cũng cần áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất được sắp xếp của chứng nhận Global Gap.

4. Đồng hành cùng UCI - Sự lựa chọn chiến lược và bền vững của Doanh nghiệp

- Đội ngũ UCI: Hội tụ những chuyên gia trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất lượng với trình độ Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ,… Do đó, khách hàng của UCI sẽ được thụ hưởng gấp đôi các lợi ích từ sự kết hợp giữa trình độ chuyên môn cao của các chuyên gia quốc tế và kinh nghiệm sâu sắc của các chuyên gia trong nước. Bên cạnh đó, UCI thành công nhờ cộng tác chặt chẽ với các đối tác và hướng đến phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức. Do đó, chúng tôi có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn và đào tạo có ý nghĩa thực tiễn trong các lĩnh vực hoạt động của Trường học, doanh nghiệp, bệnh viện,...

- Cung cấp dịch vụ tích hợp chỉ có duy nhất tại UCI: cung cấp dịch vụ tư vấn tích hợp đa dạng nhiều tiêu chuẩn được công nhận để giúp tổ chức doanh nghiệp nhất quán, tối ưu hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Kinh nghiệm chuyên môn: 
 UCI là một trong những tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo theo các mô hình quản lý chất lượng toàn diện theo tiêu chuẩn Quốc Tế và là một trong những tổ chức tư vấn hệ thống quản lý nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp có khả năng hỗ trợ cho mọi đối tượng trong chuỗi cung cấp thực phẩm đạt tiêu chuẩn cao nhất đối với các yêu cầu về Chất lượng, Sức khỏe, An toàn và Môi trường. UCI đã tư vấn và đào tạo cho hơn 200 tổ chức tại Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Khối doanh nghiệp tư nhân và nhà nước: Công ty Việt Nam Airline, Công ty Sord Australia,Tập đoàn Vinashin, Công ty Hàng hải Shipmarine Vũng Tàu, Công ty CN Sinh học Nam Khoa, Công ty Sông Thu của Bộ Quốc phòng, Công ty SYM,…và khối trường học: Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM, Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM, Trường ĐH Đà Lạt, Trường ĐH Tôn Đức Thắng Tp.HCM, Trường ĐH Thể dục Thể thao Tp.HCM, Trường ĐH Hồng Đức Thanh Hóa, Trường CĐSP Thừa Thiên Huế, Trường CĐ GTVT 3, Trường CĐ nghề Huế,…

5. Phương thức thực hiện

· Xác định phạm vi và đánh giá thử nhằm đánh giá thực trạng của trang trại (trước khi thực hiện GAP).
· Đào tạo lớp GAP.
· Hướng dẫn vận hành GAP.
· Đánh giá ban đầu: phân tích thực trạng và so sánh thực trạng đó với các yêu cầu của tiêu chuẩn.
· Mời Tổ chức chứng nhận Quốc tế đến đánh giá chứng nhận (để cấp giấy chứng nhận).
· Kiểm tra định kỳ trong quá trình vận hành thông qua các cuộc đánh giá liên tục để theo dõi quá trình cải tiến việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét