Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Định nghĩa các thuật ngữ trong OHSAS

Định nghĩa các thuật ngữ trong OHSAS



Tiêu chuẩn Ohsas 18001 (có thể bị nhầm với tiêu chuẩn ISO 18001) được chấp nhận trên toàn cầu như là một phương pháp đánh giá hệ thống quản lý An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp. Được các tổ chức tiêu chuẩn thế giới và các tổ chức thương mại hàng đầu xây dựng, tiêu chuẩn Ohsas 18001 cung cấp cho các tổ chức một khung kiểm tra việc quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp thích hợp và hiệu quả tại nơi làm việc.

1. Rủi ro chấp nhận được



Rủi ro mà có thể làm giảm tới mức chịu được với tổ chức, phù hợp với các điều khoản của pháp luật hoặc chính sách OHSAS của tổ chức đó.

2. Đánh giá

Quá trình có hệ  thống, độc  lập  để thu  được  bằng  chứng  đánh giá  và  xem  xét  chúng  một cách khách quan xem xét mức độ thực hiện các chuẩn mực đánh giá.
CHÚ THÍCH: Tính độc lập không nhất thiết có nghĩa là bên ngoài tổ chức, trong một số trường hợp, đặc biệt với những tổ chức nhỏ, tính độc lập có thể biểu thị bởi không có trách nhiệm đối với hoạt động được đánh giá.
CHÚ THÍCH: Để có thêm chỉ dẫn về “bằng chứng đánh giá” và “ chuẩn mực đánh giá” xem trong ISO 9001.

3. Cải tiến liên tục

Quá trình lặp lại để nâng cao hệ thống quản lý OHSAS nhằm đạt được các cải tiến cho toàn bộ kết quả thực hiện OHSAS nhất quán với chính sách OHSAS.
CHÚ THÍCH: Quá trình này không cần phải áp dụng đồng thời cho mọi lĩnh vực hoạt động
CHÚ THÍCH: Xem thêm ISO 14001:2004

4. Hành động khắc phục

Hành động để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp đã được phát hiện hay tình trạng không mong muốn khác.
CHÚ THÍCH: Có thể có nhiều nguyên nhân đối với một sự không phù hợp.
CHÚ THÍCH: Hành động khắc phục được tiến hành để ngăn ngừa sự tái diễn, trong khi hành động phòng ngừa được tiến hành để ngăn ngừa sự xảy ra.

5. Tài liệu

Thông tin và phương tiện hỗ trợ.
CHÚ THÍCH: phương tiện có thể là giấy, đĩa từ, đĩa điện tử hoặc quang, ảnh hay mẫu gốc hoặc tổ hợp các dạng trên.

6. Mối nguy

Nguồn hoặc tình trạng có khả năng gây nguy hiểm được hiểu như chấn thương hoặc suy giảm sức khỏe, hoặc kết hợp các yếu tố trên.

7. Xác định mối nguy

Quá trình nhằm nhận ra sự tồn tại của các mối nguy và xác định đặc trưng của chúng.

8. Suy giảm sức khỏe

Điều kiện vật chất hay tinh thần có thể xác định được nảy sinh từ và/hay bị xấu đi do các hoạt động làm việc và/hay  các tình trạng liên quan đến công việc.

9. Sự cố

Sự kiện liên quan tới công việc trong đó xảy ra thương tật hay suy giảm sức khỏe (không kể nặng nhẹ) hay tử vong hoặc có khả năng xảy ra.
CHÚ THÍCH: Tai nạn là một sự cố gây ra các chấn thương, suy giảm sức khỏe hoặc tử vong.
CHÚ THÍCH: Một sự cố mà không có thương vong, suy giảm sức khỏe hoặc tai họa có thể gọi là “suýt chết”, “ngàn cân treo sợi tóc”…
CHÚ THÍCH: Một tình trạng khẩn cấp là một loại sự cố.

10. Bên có quan tâm

Người hoặc nhóm người ở trong hoặc ngoài nơi làm việc có liên quan hay chịu ảnh hưởng của kết quả thực hiện OHSAS của  tổ chức.

11. Sự không phù hợp

Sự không đáp ứng một yêu cầu
CHÚ THÍCH: Sự không phù hợp là bất cứ sự chệch khỏi:
- Tiêu chuẩn làm việc, các yêu cầu về thực hành, các thủ tục và yêu cầu pháp chế có liên quan….
- Các yêu cầu của hệ thống quản lý (OHSAS).

12. Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (OHSAS)

Các điều kiện và yếu tố có ảnh hưởng tới sức khỏe và an toàn của người lao động hoặc những công nhân khác ( bao gồm công nhân tạm thời và công nhân xây dựng), khách, và bất cứ người nào có mặt tại nơi làm việc.
CHÚ THÍCH: Tổ chức có thể đưa ra các yêu cầu về sức khỏe và an toàn cho những người bên ngoài nơi làm việc hoặc những người có liên quan đến hoạt động của nơi làm việc.

13.  Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS.

Một phần của hệ thống quản lý dùng để phát triển và áp dụng các chính sách OHSAS và quản lý các rủi ro OHSAS .
CHÚ THÍCH: Một hệ thống quản lý là một tập hợp các yếu tố có liên quan dùng để thiết lập các chính sách và các mục tiêu và để đạt các mục tiêu.
CHÚ THÍCH: Hệ thống quản lý bao gồm cả cơ cấu tổ chức, hoạch định (bao gồm ví dụ như đánh giá rủi ro, thiết lập mục tiêu), trách nhiệm, thực hiện, các thủ tục , các quá trình và nguồn lực.
CHÚ THÍCH: Xem thêm ISO 14001:2004

14. Mục tiêu về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (OHSAS).

Các mục tiêu OHSAS dưới dạng kết quả thực hiện OHSAS. mà tổ chức tự thiết lập và hoàn thành.
CHÚ THÍCH: Các mục tiêu phải được định lượng khi có thể được
CHÚ THÍCH: yêu  cầu  các  mục  tiêu  OHSAS  phải  nhất  quán  với  chính  sách  OHSAS.

15. Kết quả thực hiện OHSAS

Kết quả đo lường được của việc quản lý của tổ chức đối với các rủi ro OHSAS.
CHÚ THÍCH: Việc đo lường kết quả thực hiện OHSAS bao gồm cả đo lường hiệu lực kiểm soát của tổ chức.
CHÚ THÍCH: Trong hệ thống quản lý OHSAS, kết quả cũng được so sánh với chính sách OHSAS, các mục tiêu OHSAS và các yêu cầu kết quả thực hiện khác về OHSAS của tổ chức.

16. Chính sách về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS.

Ý đồ và định hướng chung của một tổ chức có liên quan đến kết quả thực hiện OHSAS được người lãnh đạo cao nhất phát biểu chính thức.

17. Tổ chức

Công ty, tập đòan, nhà máy, doanh nghiệp, hội sở hay hiệp hội hoặc bộ phận của tổ chức, phụ thuộc hoặc độc lâp, tư hoặc công,  có các chức năng và quản trị riêng.
CHÚ THÍCH: Đối  với  các  tổ  chức  có  nhiều  hơn  một  đơn  vị  tác  nghiệp  thì  một  đơn  vị  tác nghiệp đó có thể được xác định như một tổ chức

18. Hành động phòng ngừa

Hành động để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm tàng hay tình trạng không mong muốn tiềm tàng khác.
CHÚ THÍCH: Có thể có nhiều nguyên nhân đối với một sự không phù hợp tiềm tàng.
CHÚ THÍCH: Hành động phòng ngừa được tiến hành để ngăn ngừa sự xảy ra, trong khi hành động khắc phục được tiến hành để ngăn ngừa sự tái diễn.

19. Thủ tục/Quy trình

Cách thức để tiến hành một hoạt động hay một quá trình.
CHÚ THÍCH: Thủ tục có thể dưới dạng tài liệu hoặc không.

20. Hồ sơ

Tài liệu công bố các kết quả đạt được hay cung cấp bằng chứng về các hoạt động được thực hiện.

21. Rủi ro

Sự kết hợp của khả năng xảy ra của sự kiện hay biểu hiện nguy hiểm và mức độ của chấn thương hoặc suy giảm sức khỏe có nguyên nhân từ sự kiện hay biểu hiệnđó.

22. Đánh giá rủi ro

Quá trình ước lượng rủi ro nảy sinh từ một mối nguy, có tính đến cả sự thỏa đáng của các kiểm soát hiện có và quyết định xem rủi ro chấp nhận được hoặc không.

23. Nơi làm việc

Mọi khu vực mà trong đó những hoạt động liên quan đến làm việc được thực hiện dưới sự kiểm soát của tổ chức.
CHÚ THÍCH: Khi cân nhắc cái gì cấu thành nơi làm việc, tổ chức cần xét đến sự tác động của về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp tới những người, ví dụ, đi lại (bằng ô tô, máy bay, hay tàu) làm việc tại cơ sở của khách hàng hay làm việc tại nhà.
Viện UCI tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét