1. Sản xuất công nghiệp (phổ biến & cơ bản nhất):
- An toàn điện - An toàn hóa chất.
- An toàn đối với lò đốt/lò hơi.
- An toàn đối với thiết bị áp lực.
- An toàn đối với thiết bị sản xuất (thiết bị có vận tốc quay lớn, thiết bị cắt, thiết bị nén ép/đột dập, thiết bị nâng hạ, thiết bị vận chuyển nội bộ...).
- Công thái học (Ergonomics) và bệnh nghề nghiệp.
- ..
Tất nhiên với từng ngành cụ thể thì nặng nhẹ sẽ khác nhau như lắp ráp điện tử khác với sản xuất cơ khí hay xưởng may, sản xuất hóa chất khác với nhà máy xi măng...các loại đặc biệt như nhà máy điện hạt nhân (an toàn phóng xạ), dàn khoan dầu thì còn đòi hỏi nhiều nữa..
2. Xây dựng:
- An toàn điện
- An toàn đối với thiết bị áp lực.
- An toàn đối với các hoạt động trên cao, thi công ngầm (trong hầm) hay thi công trên mặt nước/dưới nước (xây dựng cầu/đập thủy điện...).
- An toàn đối với các thiết bị thi công: máy xúc, máy ủi, máy đào...
- Công thái học (Ergonomics) và bệnh nghề nghiệp.
- Tổ chức giao thông trên công trường.
- ...
3. Giao thông - vận tải:
- An toàn trong xắp xếp hàng hóa.
- Kỹ thuật chằng/buộc/gá các cấu kiện siêu trường siêu trọng.
- An toàn trong quá trình vận chuyển các cấu kiện siêu trường siêu trọng.
- An toàn vận tải thủy.
- ...
Ngoài ra để triển khai và kiểm soát được các hoạt động an toàn tại nhà máy mình làm việc, các bạn còn cần phải biết:
1. Kỹ năng đào tạo
2. Kỹ năng báo cáo & trao đổi thông tin
3. Kỹ năng lập kế hoạch và phương pháp làm việc hệ thống PDCA:
- Plan (Lập kế hoạch)
- Do (Thực hiện)
- Check (Kiểm tra)
- Act (Khắc phục)
PDCA là cái khung của tiêu chuẩn OHSAS hay ISO, Nên vào làm 1-2 năm trong các công ty nước ngoài như Intel, Fujitsu... rồi hãy học, lúc đó các bạn có kinh nghiệm rồi hệ thống hóa lại qua lý thuyết sẽ tốt hơn.
Khi các bạn đi vào chuyên ngành HSE các bạn có rất nhiều kiến thức. Vì đây là một ngành đa dạng và tổng hợp:
Bạn phải biết về một số lĩnh vực như:
1. Management System: Am hiểu về hệ thống quản lý bao gồm Luật về môi trường, sức khỏe và an toàn. Ngoài ra các bạn phải biết về ISO 14001:2004 và OHSAS 18001:2007, ISO 22000, HACCP, SA8000. Đây là những tiêu chuẩn mang tỉnh chất quốc tế ngoài ra còn các tiêu chuẩn ngành.
2. Environmental System: Các bạn học chuyên ngành môi trường không thể nào không áp dụng những kiến thức quản lý môi trường trong hệ thống này.
3. Fire Safety: Đây là chuyên ngành của các anh lính PCCC nhưng bạn là người duy trì hệ thống HSE thì bạn phải nhận biết các mối rủi ro.
4. Occupational Safety: An toàn nghề nghiệp các bạn phải biết nhận dạng các mối nguy hiểm của môi trường và điều kiện làm việc.
5. Occupation Health: Nếu không phải là chuyên ngành y thì các bạn gặp rất nhiều khó khăn vì đây là một phần của nghề y. Nhưng về sức khỏe nghề nghiệp các bạn có rất nhiều tài liệu hỗ trợ hiện có bán trên thị trường.
6. Risk assesment: Đây là phần tổng hợp khó nhất vì nó đòi hỏi các bạn phải có những tư duy và kiến thức tổng hợp.
Lời kết của UCI: Lợi ích kinh tế ngày nay được đánh giá cao hơn dựa vào các vấn đề bảo vệ môi trường, độ an toàn và đảm bảo sức khỏe cho người lao động ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Nhằm đáp ứng các yêu cầu về các vấn đề cấp thiết trên với nội dung khóa học Chuyên gia quản lý môi trường, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp HSE về hệ thống quản lý môi trường, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 (phiên bản mới nhất) & OHSAS 18001 sẽ giúp chúng ta hiểu đúng và hành động đúng hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường - bảo vệ bản thân chúng ta - phát triển nghề nghiệp bền vững.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét