Thứ Năm, 11 tháng 4, 2019

Kaizen Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam (Phần 1)


Triết lý quản lý của người Nhật - Kaizen đã được áp dụng rộng rãi và thành công tại các công ty Nhật trong vòng hơn 50 năm qua, đóng góp lớn vào sự phát triển của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Kaizen chỉ mới phổ biến trong vài năm gần đây và chỉ một số ít các doanh nghiệp quan tâm đến triết lý quản lý này. Bởi vậy, Kaizen chưa trở thành một triết lý quan trọng, chưa được hiểu và áp dụng đúng tại các công ty. Bài viết này xin góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu thêm về tầm quan trọng của Kaizen – Cải tiến liên tục cũng như cách thức triển khai triết lý này trong hoạt động kinh doanh.

Muốn triển khai triết lý Kaizen - Cải tiến liên tục thành công, trước tiên các doanh nghiệp cần hiểu và tuân theo 10 nguyên tắc cốt lõi trong Kaizen.

1. Nguyên tắc thứ nhất: Tập trung vào khách hàng

Một nguyên tắc bất biến hàng đầu trong quản trị kinh doanh hiện đại là sản xuất và cung cấp dịch vụ theo định hướng thị trường và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một công ty định hướng khách hàng là một công ty có thể xác định rõ đối tượng khách hàng cũng như nhu cầu của họ và định vị khách hàng hiện tại tương lai của mình. Đây là công ty mà hoạt động sản xuất kinh doanh được quan sát bằng con mắt của chính khách hàng. Công ty thường xuyên giám sát giá trị của sản phẩm, dịch vụ đã và đang cung cấp cho khách hàng và luôn luôn tìm mọi cách để cải tiến chúng. Các công ty, xí nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức quản lý kiểu truyền thống lạc hậu trước đây đã không còn thích hợp và khó có thể tồn tại lâu dài. Khách hàng hiện nay có nhiều quyền hơn trong việc lựa chọn đối với những sản phẩm và dịch vụ mà họ muốn mua. Họ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ dựa vào nhận thức về chất lượng và giá trị của chúng. Bởi vậy các doanh nghiệp cần nắm được những yếu tố quyết định giá trị và sự hài lòng của khách hàng. Khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp là phải đảm bảo có được sự nhận thức đầy đủ của tất cả mọi người trong công ty về khách hàng và đảm bảo sao cho không chỉ có những người trực tiếp liên quan đến việc bán hàng và dịch vụ mới là những người duy nhất trong công ty có thể đánh giá và hiểu biết khách hàng. Điều đó cũng có nghĩa là mọi người trong tổ chức đều phải suy nghĩ về công việc của họ dưới góc độ làm sao để cung cấp giá trị cho khách hàng.
Tuy các công cụ Kaizen của triết lý chủ yếu tập trung vào cải tiến và quản trị chất lượng sản phẩm, song mục tiêu cuối cùng là nhằm phục vụ khách hàng, gia tăng lợi ích sản phẩm để tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng. Người hưởng lợi cuối cùng chính là khách hàng nên bất cứ hoạt động nào không nâng cao giá trị của sản phẩm và không nâng cao sự thoả mãn của khách hàng thì đều bị loại bỏ. Triển khai Kaizen, nhất thiết doanh nghiệp phải căn cứ theo nhu cầu của khách hàng và cố gắng đáp ứng nhu cầu đó. Trường hợp có thể kể đến là máy nghe Sony Walkman được tung ra thị trường với hàng trăm hình dáng và kích cỡ khác nhau, đáp ứng sở thích đa dạng của người tiêu dùng. Các công ty của Nhật Bản như Sharp và Canon cũng thường xuyên làm thỏa mãn khách hàng khi pha trộn các công nghệ khác nhau vào cùng một sản phẩm như kỹ thuật nhiếp ảnh vào các máy văn phòng.

2. Nguyên tắc thứ hai: Luôn luôn cải tiến

Trong thực tế không có cái gì tồn tại vĩnh cửu, tất cả các hệ thống đều đi đến sự xuống cấp sau khi chúng được thiết lập. Bởi vậy, để cải thiện hoặc duy trì một hệ thống nhất thiết phải có những nỗ lực liên tục. Điều này cũng đúng trong triết lý Kaizen. Khi không có sự nỗ lực cải tiến liên tục thì sự xuống cấp là không tránh khỏi. Theo đó, hoàn thành công việc không có nghĩa là kết thúc công việc mà chỉ là hoàn thành ở giai đoạn này trước khi chuyển sang một giai đoạn kế tiếp. Nguyên tắc này đã cải tiến thói quen của nhân viên thường chuyển ngay sang một công việc mới khác ngay sau khi thành công một nhiệm vụ nào đó. Các tiêu chuẩn về kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm và chi phí hiện tại của công ty sẽ không còn phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Do đó, nếu doanh nghiệp tập trung cải tiến mẫu mã, năng suất và chất lượng sản phẩm hiện tại thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí lẫn thời gian so với việc sản xuất ra một sản phẩm mới và tối đa hóa lợi ích cho khách hàng. Bởi vậy, quá trình cải tiến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cần được lập kế hoạch rõ ràng và thực hiện một cách liên tục.

 
Trong các nhà máy tại Nhật, nhiều nhãn hiệu sản phẩm điện tử, ô tô… mới ra đời đã liên tục chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, với tốc độ và doanh số gia tăng đều đặn. Tại sao các sản phẩm “made in Japan” lại có được những thành công rực rỡ như vậy? Bí quyết chính là Kaizen – triết lý quản lý – Cải tiến liên tục của người Nhật. Các nhà sản xuất đã liên tục cải tiến những sản phẩm trước đó để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chỉ có một số ít là sản phẩm mới. Quá trình đánh giá và cải tiến liên tục của các kỹ sư Nhật đã gặt hái được những sản phẩm và thương hiệu “đổi mới” hàng đầu thế giới như NISSAN, HONDA, TOYOTA, MITSUBISHI, MATSUSHITA, SONY, SANYO, HITACHI… Lấy ví dụ như thành công của Toyota trên đất Mỹ, đánh bại hai đại gia General Motors và Ford. Nguyên nhân quan trọng là hai hãng xe trên có quá nhiều nhãn hiệu phải quản lý nên cải tiến hay làm mới các nhãn hiệu này luôn tốn nhiều công sức, thời gian, và tiền bạc. Hãng GM có đến 11 nhãn hiệu khác nhau (chưa kể các nhãn hiệu của đối tác), còn Ford có 9 nhãn hiệu. Trong khi đó, Toyota chỉ có 3 nhãn hiệu là Lexus, Scion và Toyota nên muốn làm mới các dòng xe, Toyota chỉ cần đầu tư ít công sức, thời gian và tiền bạc hơn hai đại gia trên.

3. Nguyên tắc thứ ba: Xây dựng “văn hóa không đổ lỗi”

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xây dựng tính tự giác, ý thức trách nhiệm trong công ty thông qua việc ban hành những quy định, chế tài lao động. Trên cơ sở đó, nhà quản lý duy trì và cải tiến môi trường làm việc thừa nhận các vấn đề một cách thẳng thắn, thu hút tất cả các nhân viên tham gia. Từng cá nhân từ nhân viên thấp nhất đến cán bộ lãnh đạo cao nhất đều phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với công việc được giao.
 
Đối với công chúng, khách hàng, mỗi công ty, doanh nghiệp cũng phải xây dựng một môi trường “văn hoá không đổ lỗi”. Vì là doanh nghiệp định hướng khách hàng nên việc thỏa mãn khách hàng phải là mục tiêu và động lực đối với toàn bộ doanh nghiệp. Khi có vấn đề, khó khăn xảy ra, doanh nghiệp cần xin lỗi và tự giác nhận trách nhiệm về chính mình. Trên cơ sở đó, mỗi thành viên cố gắng sửa lỗi, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp vào thành công của tập thể, xây dựng công ty ngày càng vững mạnh.

4. Nguyên tắc thứ tư: Thúc đẩy môi trường văn hoá mở

Một trở ngại lớn thường hay xảy ra là đa số mọi nhân viên không muốn nói về những lỗi cá nhân và không thích sự thay đổi. Bởi vậy, muốn xây dựng được một môi trường “văn hóa không đổ lỗi” thì cần thúc đẩy sự cởi mở nơi làm việc. Môi trường văn hóa mở giúp nhân viên mạnh dạn nói ra sai sót, khó khăn trong công việc và yêu cầu đồng nghiệp hay lãnh đạo giúp đỡ. Bên cạnh đó, nhà quản lý cần xây dựng tốt hệ thống thông tin quản lý nội bộ để mọi nhân viên có thể chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm, thông tin với nhau, với các bộ phận, với lãnh đạo trong toàn công ty và ngược lại.

5. Nguyên tắc thứ năm: Khuyến khích phương pháp làm việc theo nhóm

Một trong những phương pháp hữu hiệu để phát huy sáng kiến là giúp người lao động tham gia làm việc theo nhóm. Các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty Nhật Bản đã hỗ trợ rất tốt và khuyến khích người lao động làm việc theo nhóm. Bởi thông qua hoạt động theo nhóm, những đề xuất, sáng kiến cải tiến của nhân viên được hiện thực hóa; kỹ năng và kiến thức của người lao động được nâng cao. Tuy người lao động Việt Nam còn xa lạ với kỹ năng làm việc theo nhóm, tổ chức hoạt động theo nhóm nhưng nếu được khuyến khích phát triển thì sẽ giúp người lao động Việt Nam năng động hơn, hăng hái hơn trong hoạt động cải tiến. Nhóm có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực như nhóm chất lượng – tìm cách giảm tỷ lệ sản phẩm sai hỏng, nâng cao chất lượng; nhóm tiết kiệm – tìm cách giảm lãng phí nhiên liệu, thời gian,… Ví dụ như tại công ty Đèn hình Orion – Hanel, số lượng nhóm đã tăng từ 5 nhóm với 25 thành viên năm 1998 lên 42 nhóm với 320 thành viên năm 2003.

Tại Việt Nam nhiều doanh nghiệp đã triển khai Kaizen/5S nhưng tỷ lệ doanh nghiệp đạt được thành công còn ít, công ty Thủy điện Ialy là một trong những ví dụ đó. Sau 7 tháng thực hiện với 6 bước tiến hành, tháng 4 năm 2008, công ty Thủy điện Ialy đã được các chuyên gia của Trung tâm Năng suất Việt Nam (VPC) và Jaica đánh giá đạt 505 điểm thực hành 5S trên tổng số 600 điểm tại các khu vực, tương ứng với tỷ lệ 83,8% và vượt mức yêu cầu cấp chính chỉ (70%) là 13,8%. Đây là doanh nghiệp đầu tiên ở miền Trung áp dụng thành công Kaizen/5S vào hoạt động quản lý, điều hành sản xuất
Nguồn: Viện UCI

KHÓA HỌC CHUYÊN GIA - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO SIX SIGMA

🌞🌞Hè đến rồi, bạn có kế hoạch gì cho mùa hè này chưa
🏄‍♀🏄‍♀Du lịch từ Bắc vào Nam hay ……
📝📝Đăng kí khóa học Quản lý Chất lượng tại UCI, tại sao không?
👉👉6 module kiến thức về iso được cập nhật theo phiên bản mới nhất
👉👉Huấn luyện kỹ năng đánh giá viên nội bộ các phiên bản ISO 2018
👉👉1 chuyến trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp cùng Chuyên gia cấp cao của nhà máy.
🤾‍♂🤾‍♂Vừa được học, được luyện tập, được trải nghiệm
🖊🖊Chờ gì nữa, vào link đăng kí giữ chỗ ngay nhé.
--------------------------------------------------
👋Tham Khảo ngay Khóa Học 2019 Viện UCI đi Nào:
👋Khóa học QAQC New: http://uci.vn/khoa-hoc-qaqc-b394.php
👋Khóa Học HSE NEW: http://uci.vn/khoa-hoc-hse-b393.php
👋Khóa Học FSMS ISO 22000&HACCP NEW:http://uci.vn/haccp-b392.php
---------------------------------
📣📣Ngày khai giảng khóa học Tháng 04 - 05/2019
Ca nguyên ngày chủ nhật ( Sáng: 8h30 - 11h30; Chiều: 13h - 16h ) : Khai giảng vào ngày 12/05/2019 (Tại cơ sở 1)
Ca nguyên ngày chủ nhật ( Sáng: 8h30 - 11h30; Chiều: 13h - 16h ) : Khai giảng vào ngày 26/05/2019 (Tại cơ sở 2)
🌙🌙Ca tối 2 - 4 - 6 ( 18h - 21h ) : Khai giảng vào ngày 08/05/2019 (Tại cơ sở 1)
🌙🌙Ca tối 3 - 5 - 7 ( 18h - 21h) : Khai giảng vào ngày 23/04/2019 (Tại cơ sở 1)
---------------------------------
🏡 Cơ sở chính (Tư vấn + Đăng ký khóa học): 97 Đặng Dung, P. Tân Định, Q.1, TP. HCM.
🏡Cơ sở 2: Số 68/29B đường Trần Quang Khải, P. Tân Định, Q.1, TP. HCM.
👍 Liên hệ tin nhắn tại fanpage của Viện UCI
 Hotline: 028.6276.5771 - 0919.036.365
☘️ Zalo: 0919.036.365 - 0909.037.365
🌄Website: uci .vn
📧 Email: info@uci.vn


Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

7 nguyên tắc của HACCP, nguyên tắc cho nhà quản lý an toàn thực phẩm

HACCP dùng để phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn, là một hệ thống được quốc tế công nhận để giảm nguy cơ trong an toàn thực phẩm









HACCP dùng để phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn, là một hệ thống được quốc tế công nhận để giảm nguy cơ trong an toàn thực phẩm.
Hệ thống HACCP yêu cầu các mối nguy tìm ẩn phải được xác định và kiểm soát tại điểm cụ thể trong quy trình. Điều này bao gồm các mối nguy sinh học, mối nguy hóa học và mối nguy vật lý. Bất kỳ công ty nào liên quan đến sản xuất, chế biến hoặc xử lý các sản phẩm thực phẩm đều có thể sử dụng HACCP để giảm thiểu hoặc loại bỏ các mối nguy an toàn thực phẩm trong sản phẩm của họ.
Nhận thức về bệnh do thực phẩm ngày càng tăng và mối quan tâm trong toàn ngành đang thúc đẩy việc sử dụng các chương trình chứng nhận dựa trên nền tảng của HACCP. HACCP dựa trên 7 nguyên tắc khi thực hiện
1. Phân tích mối nguy
2. Xác định các điểm kiểm soát tới hạn
3. Thiết lập giới hạn cho các điểm kiểm soát
4. Thiết lập quy trình giám sát cho các điểm kiểm soát tới hạn
5. Thiết lập hành động khắc phục
6. Thiết lập thủ tục xác minh
7. Thiết lập hệ thống lưu trữ hồ sơ
Cùng tìm hiểu 7 nguyên tắc của HACCP trong video bên dưới
Viện UCI tổng hợp

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

Phân tích Swot là cách thực hiện đơn giản đến khó tin, là một công cụ mạnh mẽ giúp bạn phát triển chiến lược kinh doanh, cho dù bạn đang khởi nghiệp hay đang điều hướng cho một công ty.
SWOT viết tắt của Điềm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức.
Điểm mạnh và điểm yếu thuộc nội bộ công ty - những thứ bạn có thể kiểm soát và thay đổi. Ví dụ, bao gồm những người thuộc nhóm của bạn, chứng chỉ, tài sản trí tuệ và vị trí của bạn.
Cơ hội và thách thức là yếu tố bên ngoài - những thứ diễn ra bên ngoài công ty bạn, trong thị trường lớn. Bạn có thể tận dụng lợi ích từ cơ hội để bảo vệ và chống lại các mối đe dọa, nhưng bạn không thể thay đổi chúng. Ví dụ bao gồm: đối thủ cạnh tranh, giá của thiết bị và xu hướng mua sắm của khách hàng.
Bạn có thể nghĩ rằng mình biết tất cả mọi thứ cần làm để thành công, nhưng phân tích  SWOT  sẽ khiến bạn nhìn lại công ty của mình theo một cách mới và từ các hướng mới. Bạn sẽ nhìn vào điểm mạnh, điểm yếu và cách tận dụng lợi ích từ cơ hội và thách thức đang tồn tại trong thị trường .
Cùng theo dõi video bên dưới để xem ví dụ về phân tích SWOT như thế nào cho phù hợp nhé
Nguồn: Viện UCI

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019


ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên, thường các nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó có tính chất bắt buộc.

ISO có trụ sở ở Geneva (Thuỵ sĩ) và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước.ISO có khoảng 180 Uỷ ban kỹ thuật (TC) chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực. ISO lập ra các tiêu chuẩn trong mọi ngành trừ công nghiệp chế tạo điện và điện tử. Các nước thành viên của ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Uỷ ban kỹ thuật và đó là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn. ISO tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ các Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn. Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp thuận, nó được công bố là Tiêu chuẩn Quốc tế. Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bản của tiêu chuẩn đó làm Tiêu chuẩn quốc gia của mình.Tuỳ theo từng nước, mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau, ở một số nước, tổ chức tiêu chuẩn hoá là các cơ quan chính thức hay bán chính thức của Chính phủ. Tại Việt Nam, tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường.

Vì sao gọi là ISO ?

ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá, đây là một tổ chức có tính liên minh trên toàn thế giới với 140 quốc gia thành viên. ISO là tổ chức phi chính phủ, được thành lập vào năm 1947. Nhiệm vụ của ISO là thúc đẩy sự phát triển tiêu chuẩn hoá và những công việc có liên quan đến quá trình này, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới. Quá trình tiêu chuẩn hoá cũng góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và hoạt động kinh tế.

Tên của ISO

Nhiều người nhận thấy sự không tương ứng trong việc dùng danh từ đầy đủ là International Organization for Standardization và từ viết tắt là ISO, theo đúng thứ tự thì lẽ ra từ viết tắt phải là IOS. Trên thực tế ISO là một từ gốc Hi Lạp, có nghĩa là công bằng. ISO cũng là tiếp đầu ngữ của một số thành ngữ, ví dụ: isometric chỉ sự tương đương về đơn vị đo lường hoặc kích thước, isonomy chỉ sự công bằng của pháp luật hay của công dân trước pháp luật. Sự liên hệ về mặt ý nghĩa giữa “equal” - công bằng với “standard” - tiêu chuẩn là điều dẫn dắt khiến cho cái tên ISO được chọn cho Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá. Hơn nữa, cái tên ISO cũng được dùng phổ biến trên toàn thế giới để biểu thị tên của tổ chức, tránh việc dùng tên viết tắt được dịch ra từ những ngôn ngữ khác nhau, ví dụ IOS trong tiếng Anh, OIN trong tiếng Pháp (Viết tắt từ tên Organization Internationale de Normalisation). Vì vậy, tên viết tắt ISO được dùng ở tất cả các quốc gia là thành viên của tổ chức này trên toàn thế giới.

Phân loại bộ danh mục tiêu chuẩn ISO

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000(gồm ISO 9000, ISO 9001, ISO 9004...): Hệ thống quản lý chất lượng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000(gồm ISO 14001, ISO 14004...): Hệ thống quản lý môi trường.
Bộ tiêu chuẩn ISO 22000(gồm ISO 22000, ISO 22002, ISO 22003, ISO 22004, ISO 22005, ISO 22006...): Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
ISO/TS 22003:2007: Quản lý hoạt động đánh giá hệ thống an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000.
ISO/IEC 17021:2006: Hệ thống tiêu chuẩn cho các tổ chức chứng nhận.
ISO/TS 19649: Được xây dựng bởi Hiệp hội ôtô quốc tế (IATF) - The International Automotive Task Force. Tiêu chuẩn ISO/TS 16949: 2002 là quy định kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn HTQLCL ngành công nghiệp ôtô toàn cầu như: QS 9000 (Mỹ), VDA6.1 (Đức), EAQF (Pháp), AVSQ (Ý) với mục đích loại bỏ nhiều chứng nhận nhằm thỏa mãn yêu cầu của nhiều khách hàng. Đây không phải là tiêu chuẩn bắt buộc cho các nhà sản xuất ôtô trên thế giới.
ISO 15189: Hệ thống quản lý phòng thí nghiệm y tế (yêu cầu cụ thể về năng lực và chất lượng Phòng thí nghiệm Y tế), (Phiên bản đầu tiên ban hành năm 2003, phiên bản gần đây ban hành năm 2007 và có tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN 7782:2008).
Lời kết của UCI: Những tính năng ưu việt của bộ tiêu chuẩn ISO sẽ được truyền tải chi tiết từ nội dung đến cách vận hành trong nội dung các khóa học chất lượng tại Viện UCI.
Nguồn: Viện UCI

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

Công việc của QAQC sẽ làm những gì?

Để đạt hiệu quả trong tất cả các khâu sản xuất/dịch vụ thì cần phải có sự kiểm soát chất lượng (QC) để đảm bảo chất lượng (QA). Do đó, kỹ sư QAQC chắc chắn đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hệ thống của nhà máy sản xuất. Hãy cùng Viện UCI tìm hiểu về những lợi ích mà nghề QAQC mang lại cũng như định hướng nghề nghiệp tương lai các bạn nhé.




QA: Quality Assurance (Engineer) là kỹ sư đảm bảo chất lượng.

Công việc chính là thiết lập và xây dựng sổ tay và các quy trình về các hệ thống quản lý chất lượng tại nơi đang áp dụng. Ví dụ: hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000,...
Trong quy trình hệ thống chất lượng tại công ty thường áp dụng chia là 3 cấp (level): đứng đầu là chính sách chất lượng.
- Cấp I : Sổ tay chất lượng.
- Cấp II : Quy trình hệ thống chất lượng.
- Cấp III: Các quy trình áp dụng hay hướng dẫn công việc cho sản phẩm hoặc chi tiết gia công hoặc đang gia công.
Ngoài ra nhân viên QA còn đảm trách các công việc như:
- Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng hàng năm của công ty.
- Tham gia các hoạt động cải tiến sản xuất.
- Phối hợp với bên sản xuất khi có khách hàng đánh giá công ty.
- Lưu hồ sơ và các chứng nhận năng lực theo quy trình và quy định (ví dụ: các báo cáo hồ sơ hoàn thành dự án).
- Đánh giá nhà cung cấp, thầu phụ thực hiện các công việc hiện tại của công ty.
- Thực hiện việc huấn luyện cho các bộ phận liên quan về việc áp dụng hệ thống, tiêu chuẩn và quy trình cũng như những thay đổi của hệ thống và quy trình cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Quality Control (Engineer) là kỹ sư Quản lý chất lượng.

Đây là những người trực làm kiểm tra cho các sản phẩm thực tế từng công đoạn của sản xuất.
- Lập kế hoạch kiểm tra.
- Lưu hồ sơ các hạng mục kiểm tra.
- Lập các báo cáo về sự không phù hợp xảy ra trong quá trình kiểm tra.
- Lập các báo khắc phục và phòng ngừa trong quá trình sản xuất, kiểm tra.
- Kênh thông tin với giám sát khách hàng về tình hình chất lượng sản phẩm.
Kỹ sư QC đòi hỏi phải có kiến thức về sản phẩm đang làm, hiểu nội dung bản vẽ, thứ tự các công đoạn sản xuất. Giám sát thường xuyên và trực tiếp tại hiện trường sản xuất.
Ngoài ra, đối với phòng thí nghiệm thì nhiệm vụ của QC là quản lý toàn khâu trong từng quy trình, kiểm tra khuyết tật (lỗi) của sản phẩm,...

Thấu hiểu từng tính năng và tầm quan trọng của QA và QC, Viện Nghiên Cứu Quản Trị Kinh Doanh đã phối hợp thật hiệu quả cả hai tính năng trên trong khóa học QAQC. Nội dung khóa học không những truyền tải đầy đủ cả hai chuyên ngành QA và QC mà còn giúp các bạn thực hành những kỹ năng như vận hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng một cách chuyên nghiệp.
Nguồn: Viện UCI

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

Chuyên gia HSE cần những yêu cầu gì?

Các nước phát triển, khi tuyển dụng yêu cầu các kỹ sư phụ trách an toàn lao động phải có ít nhất một số năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cụ thể mà họ sẽ phụ trách và phải qua các khóa đào tạo chuyên sâu. Họ sẽ chịu trách nhiệm cao hơn và quyền hành lớn hơn. Kỹ sư an toàn có thể ký lệnh dừng thi công trên công trường xây dựng nếu họ thấy rằng các biện pháp phòng ngừa (an toàn) chưa đảm bảo ngăn ngừa được các rủi ro có thể xảy ra. Sau đây là một số vấn đề cơ bản về an toàn lao động trong trong công trình, nhà máy sản xuất, giao thông vận tải mà một chuyên viên HSE nào cũng cần phải nắm vững.



1. Sản xuất công nghiệp (phổ biến & cơ bản nhất):

- An toàn điện - An toàn hóa chất.
- An toàn đối với lò đốt/lò hơi.
- An toàn đối với thiết bị áp lực.
- An toàn đối với thiết bị sản xuất (thiết bị có vận tốc quay lớn, thiết bị cắt, thiết bị nén ép/đột dập, thiết bị nâng hạ, thiết bị vận chuyển nội bộ...).
- Công thái học (Ergonomics) và bệnh nghề nghiệp.
- ..
Tất nhiên với từng ngành cụ thể thì nặng nhẹ sẽ khác nhau như lắp ráp điện tử khác với sản xuất cơ khí hay xưởng may, sản xuất hóa chất khác với nhà máy xi măng...các loại đặc biệt như nhà máy điện hạt nhân (an toàn phóng xạ), dàn khoan dầu thì còn đòi hỏi nhiều nữa..

2. Xây dựng:

- An toàn điện
- An toàn đối với thiết bị áp lực.
- An toàn đối với các hoạt động trên cao, thi công ngầm (trong hầm) hay thi công trên mặt nước/dưới nước (xây dựng cầu/đập thủy điện...).
- An toàn đối với các thiết bị thi công: máy xúc, máy ủi, máy đào...
- Công thái học (Ergonomics) và bệnh nghề nghiệp.
- Tổ chức giao thông trên công trường.
- ...

3. Giao thông - vận tải:

- An toàn trong xắp xếp hàng hóa.
- Kỹ thuật chằng/buộc/gá các cấu kiện siêu trường siêu trọng.
- An toàn trong quá trình vận chuyển các cấu kiện siêu trường siêu trọng.
- An toàn vận tải thủy.
- ...
Ngoài ra để triển khai và kiểm soát được các hoạt động an toàn tại nhà máy mình làm việc, các bạn còn cần phải biết:
1. Kỹ năng đào tạo
2. Kỹ năng báo cáo & trao đổi thông tin
3. Kỹ năng lập kế hoạch và phương pháp làm việc hệ thống PDCA:
- Plan (Lập kế hoạch)
- Do (Thực hiện)
- Check (Kiểm tra)
- Act (Khắc phục)
PDCA là cái khung của tiêu chuẩn OHSAS hay ISO, Nên vào làm 1-2 năm trong các công ty nước ngoài như Intel, Fujitsu... rồi hãy học, lúc đó các bạn có kinh nghiệm rồi hệ thống hóa lại qua lý thuyết sẽ tốt hơn.
Khi các bạn đi vào chuyên ngành HSE các bạn có rất nhiều kiến thức. Vì đây là một ngành đa dạng và tổng hợp:
Bạn phải biết về một số lĩnh vực như:
1. Management System: Am hiểu về hệ thống quản lý bao gồm Luật về môi trường, sức khỏe và an toàn. Ngoài ra các bạn phải biết về ISO 14001:2004 và OHSAS 18001:2007, ISO 22000, HACCP, SA8000. Đây là những tiêu chuẩn mang tỉnh chất quốc tế ngoài ra còn các tiêu chuẩn ngành.
2. Environmental System: Các bạn học chuyên ngành môi trường không thể nào không áp dụng những kiến thức quản lý môi trường trong hệ thống này.
3. Fire Safety: Đây là chuyên ngành của các anh lính PCCC nhưng bạn là người duy trì hệ thống HSE thì bạn phải nhận biết các mối rủi ro.
4. Occupational Safety: An toàn nghề nghiệp các bạn phải biết nhận dạng các mối nguy hiểm của môi trường và điều kiện làm việc.
5. Occupation Health: Nếu không phải là chuyên ngành y thì các bạn gặp rất nhiều khó khăn vì đây là một phần của nghề y. Nhưng về sức khỏe nghề nghiệp các bạn có rất nhiều tài liệu hỗ trợ hiện có bán trên thị trường.
6. Risk assesment: Đây là phần tổng hợp khó nhất vì nó đòi hỏi các bạn phải có những tư duy và kiến thức tổng hợp.
Lời kết của UCI: Lợi ích kinh tế ngày nay được đánh giá cao hơn dựa vào các vấn đề bảo vệ môi trường, độ an toàn và đảm bảo sức khỏe cho người lao động ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Nhằm đáp ứng các yêu cầu về các vấn đề cấp thiết trên với nội dung khóa học Chuyên gia quản lý môi trường, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp HSE về hệ thống quản lý môi trường, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 (phiên bản mới nhất) & OHSAS 18001 sẽ giúp chúng ta hiểu đúng và hành động đúng hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường - bảo vệ bản thân chúng ta - phát triển nghề nghiệp bền vững.