Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm ISO 22000 và HACCP

Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm ISO 22000 và HACCP

Trong những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã ngày càng trở nên nghiêm trọng và được chính phủ ở nhiều quốc gia quan tâm thực hiện. Hầu hết các tổ chức, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đã nhận biết rõ ràng hơn về tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ con người. HACCP là một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có thể kiểm soát được vấn đề này. Trải qua hơn 30 năm ra đời và được cải tiến theo từng giai đoạn, Hệ thống HACCP đã chứng minh được khả năng kiểm soát và giảm thiểu được những rủi ro cho an toàn thực phẩm trong tất cả các công đoạn chế biến, kể từ lúc bắt đầu là nguyên vật liệu cho đến những bước cuối cùng như đóng gói, lưu kho, bảo quản và phân phối sản phẩm. HACCP đã thực sự trở thành một hệ thống an toàn thực phẩm hoàn chỉnh cho các phương pháp kiểm tra truyền thống vì HACCP chú trọng đến kiểm soát quá trình chứ không chỉ đơn thuần là kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001

Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001

Một trong những sự khác biệt giữa các doanh nghiệp phát triển và doanh nghiệp chưa có cơ hội phát triển là sự chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng chú trọng đến chất lượng trong phương thức hoạt động đến việc chuẩn hoá dịch vụ khách hàng và chất lượng sản phẩm, lấy chất lượng làm yếu tố hàng đầu, tổ chức doanh nghiệp sẽ phát triển hơn, hoàn thiện hơn. Nhờ được trang bị tốt hơn, tổ chức doanh nghiệp sẽ giành được những cơ hội kinh doanh mới trong một thương trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn. Trong đó, việc xây dựng tiêu chuẩn ISO 9001 là một tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và bền vững

1. Vì sao doanh nghiệp cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001?

Khách hàng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp! Để giữ được khách hàng và làm việc cho khách hàng hài lòng, sản phẩm hay dịch vụ của chúng ta phải thoả mãn các yêu cầu của họ. Tiêu chuẩn ISO 9001 giúp xây dựng theo một mô hình mẫu đã được thử nghiệm và kiểm tra để tổ chức doanh nghiệp có thể quản lý các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu và mong đợi của khách hàng. 

2. Nội dung tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?

ISO 9001:2000 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế và mọi hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên 8 nguyên tắc quản lý chất lượng (tất cả là những nguyên tắc cơ bản để thành công trong kinh doanh).
- Hướng đến khách hàng.                                                           - Tinh thần lãnh đạo.- Sự tham gia của mọi người.                                                - Tiếp cận theo quá trình.- Tiếp cận theo hệ thống.- Cải tiến thường xuyên.- Ra quyết định dựa trên sự kiện.- Quan hệ cung - cầu đôi bên cùng có lợi.

 3. Lợi ích chủ yếu của ISO 9001 là gì?

- Chứng tỏ cam kết về chất lượng của tổ chức, doanh nghiệp.
- Là chuẩn mực so sánh cho phép đo lường được tiến trình cải tiến thường xuyên hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Giúp cải thiện cơ cấu tổ chức, doanh nghiệp.

4. Đồng hành cùng UCI - Sự lựa chọn chiến lược và bền vững của Doanh nghiệp

 - Đội ngũ UCI: Hội tụ những chuyên gia trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất lượng với trình độ Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ,… Do đó, khách hàng của UCI sẽ được thụ hưởng gấp đôi các lợi ích từ sự kết hợp giữa trình độ chuyên môn cao của các chuyên gia quốc tế và kinh nghiệm sâu sắc của các chuyên gia trong nước. Bên cạnh đó, UCI thành công nhờ cộng tác chặt chẽ với các đối tác và hướng đến phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức. Do đó, chúng tôi có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn và đào tạo có ý nghĩa thực tiễn trong các lĩnh vực hoạt động của Trường học, doanh nghiệp, bệnh viện,...
- Cung cấp dịch vụ tích hợp chỉ có duy nhất tại UCI: cung cấp dịch vụ tư vấn tích hợp đa dạng nhiều tiêu chuẩn được công nhận để giúp tổ chức doanh nghiệp nhất quán, tối ưu hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Kinh nghiệm chuyên môn: UCI là một trong những tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo theo các mô hình quản lý chất lượng toàn diện theo tiêu chuẩn Quốc Tế. UCI đã tư vấn và đào tạo cho hơn 200 tổ chức tại Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Khối doanh nghiệp tư nhân và nhà nước: Công ty Việt Nam Airline, Công ty Sord Australia,Tập đoàn Vinashin, Công ty Hàng hải Shipmarine Vũng Tàu, Công ty CN Sinh học Nam Khoa, Công ty Sông Thu của Bộ Quốc phòng, Công ty SYM,…và khối trường học: Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM, Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM, Trường ĐH Đà Lạt, Trường ĐH Tôn Đức Thắng Tp.HCM, Trường ĐH Thể dục Thể thao Tp.HCM, Trường ĐH Hồng Đức Thanh Hóa, Trường CĐSP Thừa Thiên Huế, Trường CĐ GTVT 3, Trường CĐ nghề Huế,…

5. Phương thức thực hiện

Quy trình tư vấn được tiến hành theo các bước chính sau đây:
· Ký hợp đồng.
· Đào tạo các lớp (ISO Basic, Đánh giá nội bộ - IA, Kiểm soát nội bộ).
· Hướng dẫn soạn thảo tài liệu QMS ISO 9001.
· Hướng dẫn vận hành QMS( Quality Management System).
· Đánh giá thử : phân tích thực trạng và so sánh thực trạng đó với các yêu cầu của tiêu chuẩn.
· Kiểm tra định kỳ trong quá trình vận hành thông qua các cuộc đánh giá liên tục để theo dõi quá trình cải tiến việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị.
 · Mời Tổ chức chứng nhận Quốc tế đến đánh giá chứng nhận (để cấp giấy chứng nhận).

Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001

Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001


Quan tâm đến môi trường là doanh nghiệp đã một bước nâng cao hình ảnh của mình. Đồng thời, nếu các vấn đề môi trường được quản lý thích hợp sẽ góp phần tích cực về mặt kinh tế cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Bằng chứng về trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp đang nhanh chóng trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá nhà cung ứng. Những khách hàng có ý thức về môi trường sẽ ưu tiên chọn những đối tác có cùng quan điểm ví dụ như những doanh nghiệp thể hiện cam kết môi trường của mình thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận như bộ tiêu chuẩn ISO 14000.

Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000

Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000


An toàn thực phẩm là vấn đề tới hạn phải được quản lý thông qua chuỗi thực phẩm từ nông trại đến người tiêu dùng. Một bước quan đối trong việc bảo vệ an tòan thực phẩm là việc thực hiện của một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) được xây dựng. Hệ thống này được kết hợp chặt chẽ trong toàn bộ các hoạt động quản lý của tổ chức và đáp ứng các yêu cầu pháp lý về chất lượng, đảm bảo an toàn tránh nguy cơ nhiễm chéo, các mối nguy vật lý, hóa học và sinh học trong toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng.

1. Nội dung của tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?


ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế kết hợp và bổ sung các yếu tố trọng tâm của ISO 9001 và HACCP.  Các tổ chức sản xuất, chế biến hay cung cấp thực phẩm đều nhận thấy yêu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về bằng chứng là họ có thể phát hiện và kiểm soát các mối nguy thực phẩm, cũng như những điều kiện ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. ISO 9001:2000 về quản lý chất lượng không phải là hệ thống đặc thù cho an toàn thực phẩm. Vì vậy, nhiều nước như Đan mạch, Hà lan, Irelan, Úc và các nước khác đã xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia và các tài liệu khác khuyến khích áp dụng, để phục vụ cho việc đánh giá các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Chính điều này đã dẫn đến nhiều nhầm lẫn nên cần phải thống nhất các tiêu chuẩn quốc gia này thành một tiêu chuẩn quốc tế. Đó là lý do vì sao năm 2001, Hội Tiêu chuẩn Đan Mạch đã đề nghị với Ban Thư ký ISO/TC34 một đề tài mới về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Đó là lý do ra đời tiêu chuẩn ISO 22000.

 2. Lợi ích của việc đạt chứng nhận ISO 22000


An toàn thực phẩm liên quan đến sự tồn tại các mối nguy liên quan đến thực phẩm. Vì các mối nguy liên quan đến thực phẩm có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong chuỗi thực phẩm nên việc kiểm soát nghiêm ngặt toàn bộ chuỗi là tối cần thiết. Bởi vậy, an toàn thực phẩm là trách nhiệm chung và chỉ được đảm bảo chắc chắn bằng một sự cố gắng chung của tất cả các bên tham gia chuỗi. Do đó, việc xây dựng ISO 22000 nhằm mục đích sau đây:
· Thỏa mãn khách hàng - thông qua giao hàng đáp ứng các yêu cầu một cách nhất quán bao gồm chất lượng, an toàn và pháp lý.
· Các chi phí vận hành được cắt giảm - thông qua các quá trình cải tiến liên tục và hiêu quả vận hành tốt.
· Hiệu quả - bằng chương trình tiên quyết tích hợp (PRP’s & OPRP’s), HACCP với triết lý Plan - Do - Check - Act của ISO 9001 để tăng hiệu quả hệ thống quản lý an tòan thực phẩm.
· Mối quan hệ với các nhà đầu tư được cải thiện - bằng việc bảo vệ sức khỏe và tài sản của nhân viên, các khách hàng và nhà cung cấp.
· Phù hợp luật pháp - thông qua việc thấu hiểu các yêu cầu và quy định pháp lý ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức và khách hàng của họ, thử nghiệm phù hợp thông qua đánh giá nội bộ và xem xét lãnh đạo.
· Quản lý rủi ro được cải thiện - thông qua việc xác định rõ ràng các sự cố tìm ẩn và áp dụng kiểm soát và đo lường.
· Khả năng của doanh nghiệp được chứng minh - thông qua việc thẩm tra độc lập dựa trên các tiêu chuẩn được công nhận.

3. Đồng hành cùng UCI - Sự lựa chọn chiến lược và bền vững của Doanh nghiệp


- Đội ngũ UCI: Hội tụ những chuyên gia trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất lượng với trình độ Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ,… Do đó, khách hàng của UCI sẽ được thụ hưởng gấp đôi các lợi ích từ sự kết hợp giữa trình độ chuyên môn cao của các chuyên gia quốc tế và kinh nghiệm sâu sắc của các chuyên gia trong nước. Bên cạnh đó, UCI thành công nhờ cộng tác chặt chẽ với các đối tác và hướng đến phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức. Do đó, chúng tôi có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn và đào tạo có ý nghĩa thực tiễn trong các lĩnh vực hoạt động của Trường học, doanh nghiệp, bệnh viện,...
- Cung cấp dịch vụ tích hợp chỉ có duy nhất tại UCI: cung cấp dịch vụ tư vấn tích hợp đa dạng nhiều tiêu chuẩn được công nhận để giúp tổ chức doanh nghiệp nhất quán, tối ưu hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Kinh nghiệm chuyên môn: UCI là một trong những tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo theo các mô hình quản lý chất lượng toàn diện theo tiêu chuẩn Quốc Tế. UCI đã tư vấn và đào tạo cho hơn 200 tổ chức tại Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Khối doanh nghiệp tư nhân và nhà nước: Công ty Việt Nam Airline, Công ty Sord Australia,Tập đoàn Vinashin, Công ty Hàng hải Shipmarine Vũng Tàu, Công ty CN Sinh học Nam Khoa, Công ty Sông Thu của Bộ Quốc phòng, Công ty SYM,…và khối trường học: Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM, Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM, Trường ĐH Đà Lạt, Trường ĐH Tôn Đức Thắng Tp.HCM, Trường ĐH Thể dục Thể thao Tp.HCM, Trường ĐH Hồng Đức Thanh Hóa, Trường CĐSP Thừa Thiên Huế, Trường CĐ GTVT 3, Trường CĐ nghề Huế,…

4. Phương thức thực hiện

· Ký hợp đồng.
· Đào tạo lớp ISO 22000.
· Hướng dẫn soạn thảo tài liệu QMS ISO 22000.
· Hướng dẫn vận hành QMS (Quality Management System).
· Đánh giá thử: phân tích thực trạng và so sánh thực trạng đó với các yêu cầu của tiêu chuẩn.
· Kiểm tra định kỳ trong quá trình vận hành thông qua các cuộc đánh giá liên tục để theo dõi quá trình cải tiến việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị.
· Mời Tổ chức chứng nhận Quốc tế đến đánh giá chứng nhận (để cấp giấy chứng nhận).

Chứng nhận tiêu chuẩn OHSAS 18001

Chứng nhận tiêu chuẩn OHSAS 18001

Tất cả các tổ chức thuộc mỗi ngành nghề ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc minh chứng được với các nhà đầu tư, với nhân viên, với khách hàng và các bên hữu quan khác về việc họ đã kiểm soát được hoạt động bảo đảm sức khoẻ và an toàn lao động, thể hiện qua việc quản lý được các mối nguy và tăng cường tác động tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Các quy định pháp luật ngày càng nghiêm ngặt, các chính sách kinh tế, quản lý nguồn nhân lực và các biện pháp khác ngày càng được tăng cường triển khai và áp dụng để nâng cao việc phòng ngừa và các phúc lợi sức khoẻ và an toàn lao động. Do đó, doanh nghiệp cần có một cam kết rõ ràng về các vấn đề này.

1. Bộ tiêu chuẩn OHSAS 18001 đề cập đến những vấn đề gì?

- Tiêu chuẩn OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu có liên quan đến hệ thống quản lý sức khoẻ và an toàn.
- Hệ thống này giúp tổ chức doanh nghiệp có thể kiểm soát các mối nguy có thể xảy đến từ các hoạt động vận hành bình thường và trong những tình huống bất thường và để cải tiến các hoạt động đó.

2. Lợi ích chủ yếu khi áp dụng OHSAS 18001 là gì?

· Nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu số tai nạn và thời lượng sản xuất bị hao hụt.
· Tăng cường kiểm soát và tiết giảm các nguy cơ bằng cách thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu và trách nhiệm liên đới.
· Chứng tỏ cam kết của doanh nghiệp đối với công tác bảo vệ nhân sự, tài sản và nhà xưởng.
· Thể hiện sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
· Nâng cao uy tín doanh nghiệp đối với các vấn đề an toàn và sức khoẻ trong lao động.
· Cắt giảm các chi phí mua bảo hiểm.
· Là một phần không tách rời của chiến lược phát triển bền vững.
· Khuyến khích trao đổi thông tin nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp hiệu quả hơn.Cải thiện văn hoá doanh nghiệp đối với các vấn đề an toàn.

3. Tích hợp các tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007, ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015

Tiêu chuẩn OHSAS phiên bản OHSAS 18001:2007 phù hợp hơn với các tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015, với cấu trúc các điều khoản hầu hết theo ISO 14001:2015. Ưu điểm này sẽ khuyến khích việc tích hợp các hệ thống quản lý của một tổ chức như ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18001 tạo sự nhất quán, tối ưu và tính hiệu quả của việc xây dựng toàn bộ hệ thống.

4. Đồng hành cùng UCI - Sự lựa chọn chiến lược và bền vững của Doanh nghiệp

- Đội ngũ UCI: Hội tụ những chuyên gia trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất lượng với trình độ Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ,… Do đó, khách hàng của UCI sẽ được thụ hưởng gấp đôi các lợi ích từ sự kết hợp giữa trình độ chuyên môn cao của các chuyên gia quốc tế và kinh nghiệm sâu sắc của các chuyên gia trong nước. Bên cạnh đó, UCI thành công nhờ cộng tác chặt chẽ với các đối tác và hướng đến phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức. Do đó, chúng tôi có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn và đào tạo có ý nghĩa thực tiễn trong các lĩnh vực hoạt động của Trường học, doanh nghiệp, bệnh viện,...
- Cung cấp dịch vụ tích hợp chỉ có duy nhất tại UCI: cung cấp dịch vụ tư vấn tích hợp đa dạng nhiều tiêu chuẩn được công nhận để giúp tổ chức doanh nghiệp nhất quán, tối ưu hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Kinh nghiệm chuyên môn: UCI là một trong những tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo theo các mô hình quản lý chất lượng toàn diện theo tiêu chuẩn Quốc Tế. UCI đã tư vấn và đào tạo cho hơn 200 tổ chức tại Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Khối doanh nghiệp tư nhân và nhà nước: Công ty Việt Nam Airline, Công ty Sord Australia,Tập đoàn Vinashin, Công ty Hàng hải Shipmarine Vũng Tàu, Công ty CN Sinh học Nam Khoa, Công ty Sông Thu của Bộ Quốc phòng, Công ty SYM,…và khối trường học: Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM, Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM, Trường ĐH Đà Lạt, Trường ĐH Tôn Đức Thắng Tp.HCM, Trường ĐH Thể dục Thể thao Tp.HCM, Trường ĐH Hồng Đức Thanh Hóa, Trường CĐSP Thừa Thiên Huế, Trường CĐ GTVT 3, Trường CĐ nghề Huế,…

5. Phương thức thực hiện

· Ký hợp đồng.
· Đào tạo lớp ISO 14001.
· Hướng dẫn soạn thảo tài liệu QMS ISO 14001.
· Hướng dẫn vận hành QMS (Quality Management System).
· Đánh giá thử: phân tích thực trạng và so sánh thực trạng đó với các yêu cầu của tiêu chuẩn.
· Kiểm tra định kỳ trong quá trình vận hành thông qua các cuộc đánh giá liên tục để theo dõi quá trình cải tiến việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị.
· Mời Tổ chức chứng nhận Quốc tế đến đánh giá chứng nhận (để cấp giấy chứng nhận).

Chứng nhận tiêu chuẩn GLOBAL GAP

Chứng nhận tiêu chuẩn GLOBAL GAP

Độc tố trong sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao, nguy cơ độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng ngày càng không thể xem nhẹ. Do vậy, các nhà sản xuất thực phẩm ngày nay, phát triển các sản phẩm an toàn, lành mạnh là một thách thức thật sự. Áp lực từ phía người tiêu dùng, các nhà bán lẻ và luật pháp đặt ra những yêu cầu mới cho các nhà trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Đó là những yêu cầu về việc sử dụng công nghệ sản xuất làm giảm những tác động của việc canh tác lên môi trường, giảm thiểu tối đa việc sử dụng hóa chất và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời bảo vệ sức khỏe của người lao động, vật nuôi và các sinh vật biển. Vì vậy, Chứng nhận tiêu chuẩn Global Gap đưa ra một lời cam kết cho việc thực hành nông nghiệp/nuôi trồng thủy sản tốt là một yếu tố cần thiết để thâm nhập thị trường nội địa và quốc tế.

1. Chứng nhận Global Gap là gì?

Global Gap là một bộ tiêu chuẩn về nông trại được công nhận quốc tế dành cho việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices). Thông qua việc chứng nhận, các nhà sản xuất chứng minh việc thực hiện tiêu chuẩn Global Gap của mình. Đối với người tiêu dùng và các nhà bán lẻ, giấy chứng nhận Global Gap là một sự cam kết rằng thực phẩm đạt được sự an toàn và chất lượng và quá trình sản xuất có thể được chứng minh rằng có quan tâm đến sức khỏe, sự an toàn, phúc lợi của người lao động, các vấn đề môi trường.

2. Lợi ích chủ yếu của chứng nhận Global Gap là gì?

Chứng minh với khách hàng (nhà bán lẻ, các thương nhân, nhà nhập khẩu) về việc các sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất tuân theo phương pháp thực hành nông nghiệp tốt.
- Tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng.
- Đảm bảo khả năng thâm nhập thị trường.
- Gia tăng hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh.
- Tăng lợi thế thương hiệu.
- Áp dụng các quy trình để cải tiến liên tục.
- Giảm các cuộc đánh giá bên thứ 2 đối với nông trại vì các nhà bán lẻ lớn chấp nhận tiêu chuẩn này.

3. Đối tượng nào cần chứng nhận Global Gap?

Global Gap đang dần trở thành một tiêu chuẩn bắt buộc mà hầu hết các nhà bán lẻ hiện nay yêu cầu như một minh chứng cho việc áp dụng các biện pháp thực hành nông nghiệp tốt. Những người trồng trọt và nuôi trồng các sản phẩm cung cấp cho việc tiêu thụ của con người cần chứng nhận Global Gap. Không có chứng nhận này, các sản phẩm của họ sẽ không được các nhà bán lẻ lựa chọn. Thêm vào đó, những nhà xuất khẩu sang Châu Âu và nhiều thị trường khác cũng cần áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất được sắp xếp của chứng nhận Global Gap.

4. Đồng hành cùng UCI - Sự lựa chọn chiến lược và bền vững của Doanh nghiệp

- Đội ngũ UCI: Hội tụ những chuyên gia trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất lượng với trình độ Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ,… Do đó, khách hàng của UCI sẽ được thụ hưởng gấp đôi các lợi ích từ sự kết hợp giữa trình độ chuyên môn cao của các chuyên gia quốc tế và kinh nghiệm sâu sắc của các chuyên gia trong nước. Bên cạnh đó, UCI thành công nhờ cộng tác chặt chẽ với các đối tác và hướng đến phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức. Do đó, chúng tôi có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn và đào tạo có ý nghĩa thực tiễn trong các lĩnh vực hoạt động của Trường học, doanh nghiệp, bệnh viện,...

- Cung cấp dịch vụ tích hợp chỉ có duy nhất tại UCI: cung cấp dịch vụ tư vấn tích hợp đa dạng nhiều tiêu chuẩn được công nhận để giúp tổ chức doanh nghiệp nhất quán, tối ưu hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Kinh nghiệm chuyên môn: 
 UCI là một trong những tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo theo các mô hình quản lý chất lượng toàn diện theo tiêu chuẩn Quốc Tế và là một trong những tổ chức tư vấn hệ thống quản lý nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp có khả năng hỗ trợ cho mọi đối tượng trong chuỗi cung cấp thực phẩm đạt tiêu chuẩn cao nhất đối với các yêu cầu về Chất lượng, Sức khỏe, An toàn và Môi trường. UCI đã tư vấn và đào tạo cho hơn 200 tổ chức tại Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Khối doanh nghiệp tư nhân và nhà nước: Công ty Việt Nam Airline, Công ty Sord Australia,Tập đoàn Vinashin, Công ty Hàng hải Shipmarine Vũng Tàu, Công ty CN Sinh học Nam Khoa, Công ty Sông Thu của Bộ Quốc phòng, Công ty SYM,…và khối trường học: Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM, Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM, Trường ĐH Đà Lạt, Trường ĐH Tôn Đức Thắng Tp.HCM, Trường ĐH Thể dục Thể thao Tp.HCM, Trường ĐH Hồng Đức Thanh Hóa, Trường CĐSP Thừa Thiên Huế, Trường CĐ GTVT 3, Trường CĐ nghề Huế,…

5. Phương thức thực hiện

· Xác định phạm vi và đánh giá thử nhằm đánh giá thực trạng của trang trại (trước khi thực hiện GAP).
· Đào tạo lớp GAP.
· Hướng dẫn vận hành GAP.
· Đánh giá ban đầu: phân tích thực trạng và so sánh thực trạng đó với các yêu cầu của tiêu chuẩn.
· Mời Tổ chức chứng nhận Quốc tế đến đánh giá chứng nhận (để cấp giấy chứng nhận).
· Kiểm tra định kỳ trong quá trình vận hành thông qua các cuộc đánh giá liên tục để theo dõi quá trình cải tiến việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị.

Xây dựng kế hoạch cho tương lai - Bảo bối thành công

Xây dựng kế hoạch cho tương lai - Bảo bối thành công


Giáo sư, tiến sĩ Davis J.Schwartz, một chuyên gia hàng đầu về môn "Đắc nhân tâm" từng viết rằng: "Nếu chúng ta xây dựng kế hoạch cho tương lai tức là cuộc sống của chúng ta là có mục đích. Cuộc đời bạn ’sẽ’ là cuộc đời của kẻ hành khất, nếu trong tay bạn chẳng có một kế hoạch gì”.