Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

5 điều cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp

5 điều cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp


Để khởi nghiệp, bạn không chỉ cần lòng khát khao thành công. Đó là cả một sự chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ trước khi chính thức bước vào một chặng đua nhiều thử thách. Hãy chắc chắn rằng bạn đã sẵn sàng bước vào một hành trình dài và đã chuẩn bị đủ năng lượng, tinh thần mạnh mẽ trước khi bắt đầu. Có thể, bạn sẽ phải chịu đựng những vất vả này trong suốt 2-5 năm và nhận những kết quả ít ỏi ban đầu. Thế nhưng, chỉ cần kiên trì, điều hành doanh nghiệp đi đúng hướng, kết quả bạn có được sẽ tương xứng với những gì bạn đã phấn đấu.

Những yếu tố mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở ứng viên

Những yếu tố mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở ứng viên


Ngoài những tiêu chuẩn đề ra để đáp ứng được công việc thì nhà tuyển dụng luôn mong muốn người được tuyển dụng có kỹ năng mềm. Phòng tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên tham gia vào các hoạt động xã hội chứng tỏ được bản thân mình qua cách nói chuyện. Qua đấy Viện UCI chia sẻ những điều mà một ứng viên nên có:

Biết giá trị của bạn



Năng lực của bạn đáng giá bao nhiêu, bạn là người biết rõ nhất. Đừng ảo tưởng nhưng cũng đừng đánh giá thấp bản thân. Nếu cần thiết hãy cho nhà tuyển dụng biết những gì bạn đã đạt được ở công việc trước đây, năng lực của bạn đáng giá bao nhiêu trên thị trường hiện tại. Chứng minh cho họ thấy bạn biết được giá trị bản thân bạn và sử dụng nó như một công cụ để đàm phán về lương.

Biết mức lương tối thiểu theo dự kiến của bạn

Nhà tuyển dụng luôn thích được đàm phán về lương với nhân viên mới và bao giờ họ cũng đòi hỏi một người có năng lực nhưng chỉ phải trả lương thấp. Nếu bạn thấy công ty không trả lương phù hợp với bạn, nhất là thấp dưới mức tối thiểu bạn nghĩ thì đừng ngại hỏi về mức lương của các nhân viên trong công ty nhé.

Sẵn sàng với các giải pháp thay thế tiền mặt

Ngoài tiền lương là tiền mặt, bạn hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng nếu công ty yêu cầu về việc mua cổ phần, ký hợp đồng tiền thưởng, các tài khoản chi phí, phần chia lợi nhuận… thay thế cho tiền mặt.

Tâm lý vững – tinh thần thép

Khi cuộc phỏng vấn đến hồi kết, dù kết quả đạt được thế nào bạn vẫn nên mỉm cười và tự tin vào bản thân. Điều này sẽ chứng mình rằng bạn có rất nhiều khả năng để vào một vị trí xứng đáng hơn. Một con người tự tin, năng động có thể ứng phó với mọi hoàn cảnh dù có khó khăn là người mà nhà tuyển dụng luôn cần. Chú ý nhé: Tự tin nhưng đừng tự phụ và quá kiêu ngạo đấy.

PR bản thân

Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những người có nhiều ưu điểm nhất với mức lương thấp nhất. Nhưng trước tiên hãy cho họ thấy những kỹ năng bạn có và tất cả lý do tại sao họ nên tuyển dụng bạn.

Tự nhiên với nhà tuyển dụng

Đừng biến cuộc đàm phán của bạn trong tình huống dở khóc dở cười chỉ được chọn một con đường “sống hay là chết”. Tốt nhất dù không hài lòng cũng tránh mâu thuẫn với họ. Thả lỏng tinh thần và thân thiện trong cách trao đổi sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận hơn với nhà tuyển dụng.

Bình tĩnh và kiểm soát

Có thể nhà tuyển dụng sẽ thử cảm xúc của bạn. Bạn có phải là một người nôn nóng vội vàng hay một người biết kiềm chế cảm xúc để suy nghĩ chín chắn trước khi ra quyết định. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công việc bạn làm sau này. Nếu rơi vào hoàn cảnh trên hãy chứng minh rằng bạn có khả năng kiểm soát những cảm xúc cá nhân trong lòng, thậm chí ngay cả khi mọi thứ không đi theo đúng hướng của bạn.
Viện UCI tổng hợp

Những lý do chính khiến nhân viên không đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng

Những lý do chính khiến nhân viên không đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng


Theo điều tra của Viện nghiên cứu giáo dục Việt Nam, có 37% số người không tìm được việc làm do thiếu yếu tố kỹ năng thực hành xã hội (làm việc theo nhóm, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, giao tiếp…). 83% sinh viên ra trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kỹ năng sống, con số giật mình này được nêu tại buổi tọa đàm “Những kỹ năng thực hành xã hội cần thiết cho sinh viên” do Viện Nghiên cứu giáo dục Việt Nam tổ chức vào ngày 9-12.

Lý do nhân viên không đáp ứng được nhu cầu NTD


Ông Junichi Mori, chuyên gia tư vấn của Tổ chức Jica bàn luận về những lý do chính khiến sinh viên Việt Nam sau khi ra trường thường không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp: “Nguyên nhân chính do học sinh không biết rằng nhu cầu doanh nghiệp đang cần gì. Các sinh viên thường nghĩ rằng học nghề hoặc làm kỹ thuật viên sẽ có vị trí rất thấp trong xã hội. Nhằm khắc phục điều này, chúng ta phải tăng cường chia sẻ thông tin định hướng nghề nghiệp với em học sinh. Ở Nhật Bản, không có quy định ràng buộc doanh nghiệp và các trường đào tạo nghề. Tuy nhiên, chúng tôi có đưa ra khuyến nghị với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẵn sàng đào tạo cho các sinh viên sắp ra trường hiểu hơn về nhu cầu tuyển dụng, kỹ năng khi làm việc ở các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dữ liệu cung và cầu lao động rất rõ ràng, các trường đào tạo nghề luôn có thông tin sinh viên ra trường có việc làm hay không, tỷ lệ có việc làm và tỷ lệ thất nghiệp. Chính phủ biết rất rõ thông tin này và được chia sẻ cụ thể. Ngoài ra, các trường đào tạo nghề cũng cập nhật thông tin về nhu cầu tuyển dụng của các công ty.”
Đối với sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm làm việc có thể không có nhưng nhà tuyển dụng luôn đề cao tất cả những sinh viên đã hoạt động tình nguyện và công tác xã hội. Việc tham gia vào các câu lạc bộ và hoạt động tình nguyện cho thấy bạn sẵn sàng cải thiện bản thân và thế giới xung quanh. Hoạt động tình nguyện cho thấy rằng bạn có nhân cách tốt và bạn sẵn sàng để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Các câu lạc bộ kỹ năng mềm cho thấy rằng bạn muốn tham gia và bạn muốn tìm hiểu những gì mà một lớp học không thể dạy cho bạn. Một người có thể nhận được điểm A trong tất cả các môn học, nhưng đó không phải là tất cả những gì nhà tuyển dụng cần.
Viện UCI tổng hợp

Những mẹo nhỏ để có một đơn xin việc ấn tượng

Những mẹo nhỏ để có một đơn xin việc ấn tượng


Ngày nay rất nhiều công ty nhận hồ sơ ứng viên qua internet; cũng vì vậy mà đơn xin việc chính là mối liện lạc đầu tiên của ứng viên với công ty. Công ty sẽ căn cứ vào đơn xin việc để quyết định bạn là ứng cử phù hợp cho vị trí họ cần, sau đó sẽ mời bạn tới phỏng vấn. Vì vậy cần phải cẩn thận khi soạn đơn xin việc, bạn phải soạn đơn sao cho các thông tin phải rõ ràng và dễ đọc, đặc biệt, khi bạn gửi đơn xin việc tại các công ty Nhật, họ sẽ cẩn thận xem xét từng cách dùng từ, từng câu chữ để phán đoán bạn, do đó hãy cẩn thận lợi dụng chi tiết này để ghi điểm trước với nhà tuyển dụng.

Tác phong khi đi phỏng vấn của bạn như thế nào?

Tác phong khi đi phỏng vấn của bạn như thế nào?


Trong cuộc phỏng vấn xin việc, không chỉ những điều bạn nói là quan trọng mà cách bạn nói, dáng vẻ của bạn như thế nào cũng được các nhà tuyển dung xem xét và đánh giá. Hãy bước vào cuộc phỏng vấn một cách tự tin. Dù bạn mới lần đầu tiên đi dự phỏng vấn, bạn vẫn cứ thật bình tĩnh, đầu ngẩng cao, nở một nụ cười và chắc chắn rằng bạn đang rất nhiệt tình chờ đón cơ hội phỏng vấn này.


Những câu phỏng vấn sẽ không phải lúc nào cũng thú vị, nhưng nếu bạn đã chuẩn bị trước tâm lý và kiến thức cho những câu hỏi “kinh điển” thì dáng vẻ của bạn sẽ bộc lộ thái độ tự tin ấy. Những bài nghiên cứu gần đây cho thấy 10 phút đầu của cuộc phỏng vấn quyết định thái độ của nhà tuyển dụng đối với bạn. Những ấn tượng của nhà tuyển dụng với bạn không chỉ phụ thuộc vào những lời nói của bạn mà còn phụ thuộc vào những cử chỉ hay còn gọi là ngôn ngữ cơ thể của bạn. Đó là giọng nói của bạn, là cách bạn ngồi,…

 Đừng bắt tay một cách… ủ rũ

Trong một số môi trường chuyên nghiệp, cái bắt tay có thể nói rất nhiều về một con người. Hãy chắc là cái bắt tay của bạn đủ mạnh mẽ, không rụt rè, ẻo lả! Cũng đừng bắt tay quá trớn. Hẳn bạn cũng không muốn bị “ghi sổ” như một người làm hỏng cuộc phỏng vấn chỉ vì những ngón tay!

Tác phong khi phỏng vấn

Cố gắng phản chiếu người phỏng vấn của bạn
Hãy luôn “theo sát” người phỏng vấn bạn và cố gắng phản chiếu lại thái độ và những hành động của anh ta hay cô ta một cách tinh tế. Nếu người phỏng vấn bạn đang rất hào hứng, hãy cố gắng bắt kịp cảm xúc đó. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa khuyên bạn làm những gì người phỏng vấn bạn làm!

Đừng rung rung đôi chân của bạn, gõ nhịp bàn chân, vặn vẹo đôi bàn tay, xoắn vài lọn tóc hoặc cắn móng tay...

Tất cả những hình ảnh đó phản ánh sự thiếu tự tin, sợ hãi và hoàn toàn có thể làm lãng phí những lời nói của bạn. Hãy làm sao cho người nghe tập trung vào những câu trả lời hay nhất của bạn, chứ không phải là cách cư xử bồn chồn, không yên ấy.

Quan tâm đến tư thế của bạn

Hãy cố gắng ngồi thẳng và có một dáng điệu tốt, điều này sẽ giúp bạn nói với người đang phỏng vấn bạn rằng bạn là một người tự tin và có cá tính. Ngược lại, dáng đi lừ đừ sẽ vẽ nên một chân dung lười biếng và yếu kém về bạn.

Đừng vắt chéo đôi cánh tay trước người của bạn

Ngồi với đôi tay bắt chéo trước bạn có thể sẽ chỉ ra một tính cách phòng thủ, sự kháng cự, tính công kích và một suy nghĩ không cởi mở. Sử dụng đôi bàn tay diễn cảm những gì bạn đang nói. Khi người phỏng vấn đang nói, hãy đặt đôi bàn tay vào lòng bạn, thoải mái với đôi cánh tay dựa vào ghế của bạn.
Viện UCI tổng hợp

Vai trò của giao tiếp trong công việc

Vai trò của giao tiếp trong công việc


Mọi thông tin truyền tải đều qua hình thức giao tiếp: giao tiếp bằng ngôn ngữ lời nói, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp bằng thư từ, văn bản, email,... Giao tiếp nơi công sở không đơn thuần là công việc giữa người này và người khác mà đôi khi còn là câu chuyện vui, chuyện phiếm gắn kết các nhân viên lại với nhau. Một nhân viên giao tiếp tốt không phải là một nhân viên hiểu ý sếp nhất mà phải hòa đồng và truyền đạt được những ý kiến đó với đồng nghiệp.


Để việc giao tiếp của bạn đạt hiệu quả, để đối tượng giao tiếp của bạn cảm thấy được tôn trọng cũng như để bạn và đối tượng hiểu rõ hơn về các thông tin cùng trao đổi thì bạn cần chú ý lắng nghe và có sự phản hồi.

Vai trò của giao tiếp

  • Lắng nghe: Lắng nghe là khả năng đón nhận và hiểu những thông điệp mà đối tượng muốn nói. Hãy tỏ ra là bạn đang chú ý tới người nói bằng cách gật đầu hay phản ứng đáp lại bằng những câu ngắn gọn thể hiện sự chăm chú của bạn như: ừ, à, thế à, vậy ư… Đừng ngắt lời người nói khi bạn đang nghe! Hãy lắng nghe và sẵn sàng tiếp thu chủ đề, không nên chỉ trích phê phán.
  • Phản hồi: Có nghĩa là sử dụng những từ ngữ của mình để nhắc lại nội dụng câu chuyện mà đối tượng đang nói bằng những câu tóm tắt ngắn gọn. Mục đích là: Để mình hiểu rõ và chính xác về những thông tin mà đối tượng đưa ra, tránh tình trạng hai người không hiểu ý nhau, hiểu lầm trong khi bàn bạc công việc. Ở nơi công sở, phản hồi cũng có nghĩa là bạn đã hiểu và tiếp nhận truyền đạt công việc từ các thành viên khác và đương nhiên họ sẽ mặc định bạn hiểu đúng ý và thực hiện công việc theo những gì đã trao đổi.
  • Tranh luận: Đôi khi trong công việc bạn rơi vào tình huống ý kiến của bạn khác những thành viên còn lại trong nhóm, hoặc khác ý kiến của cấp trên, lúc đó bạn phải tranh luận. Tranh luận nơi công sở không phải để xác định ai đúng, ai sai hay ý kiến của ai tốt hơn mà để các thành viên trong nhóm hiểu và hoàn thành công việc hoàn hảo hơn. Một số người ngại tranh luận vì ngại va chạm, ngại làm trái ý sếp; những thành viên như vậy sẽ không bao giờ tiến bộ và một nhà tuyển dụng cũng không bao giờ nhận bạn vào làm việc nếu họ phát hiện bạn có ý nghĩ trên.

    Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng, kĩ năng mềm có thể ảnh hưởng tích cực đến các mối quan hệ của bạn. Biết cách đưa ra các thông tin rõ ràng mà người khác hiểu được có thể giúp cải thiện mối quan hệ của bạn và làm giảm bớt các vấn đề mà bạn có thể phải đối mặt.
  • Viện UCI tổng hợp

4 cách thức giải quyết vấn đề sáng tạo nhất

4 cách thức giải quyết vấn đề sáng tạo nhất


Có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề hệ thống và sáng tạo, mỗi cách đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Có cách được vận dụng rất hiệu quả trong nhận diện vấn đề nhưng có cách lại phù hợp hơn để tìm ra nguyên nhân vấn đề. Cho nên, tùy theo mỗi cá nhân cũng như những tình huống riêng biệt mà có sự lựa chọn cách thức phù hợp.