Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Mì không chiên và mì chiên: Dùng loại nào an toàn sức khỏe

Mì không chiên và mì chiên: Dùng loại nào an toàn sức khỏe


Mì ăn liền (mì gói) luôn là món ăn được ưa chuộng của người Việt và người dân châu Á, bởi sự tiện lợi, phù hợp với nhu cầu một bữa ăn nhanh, ngon miệng. Và đối tượng sử dụng mì gói nhiều nhất là các bạn sinh viên chúng ta, do đó, để phân biệt được như thế nào là mì chiên và mì không chiên và loại nào thì an toàn. Nội dung không chỉ dành riêng cho các bạn chuyên ngành an toàn thực phẩm mà các bạn ở các lĩnh vực khác cũng phải biết cách phân biệt. Nào, hãy cùng tìm hiểu và lựa chọn cho mì "gu" mì thích hợp nhé!

Quản trị cuộc đời

Quản trị cuộc đời


Mỗi người chỉ có duy nhất một cuộc đời trên trên trái đất này vì thế nếu chúng ta không học cách quản trị cuộc đời thì tương lai sẽ là câu trả lời chính xác nhất. "Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó đó là lỗi của bạn" - Bill Gates. Sau đây, Viện UCI chia sẻ với các bạn cách thức tìm hiểu chính cuộc đời của mình và quản trị như thế nào đạt hiệu quả.

VietGap gây dựng niềm tin cho thực phẩm sạch giá rẻ

VietGap gây dựng niềm tin cho thực phẩm sạch giá rẻ

VietGap ngày càng phát huy tính năng thực phẩm sạch, đảm bào an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn. Bằng chứng là lần đầu tiên rau, thịt đạt chứng nhận VietGAP có giá bán bằng giá sản phẩm thông thường có mặt trên thị trường, đang chờ người mua tiếp nhận. Và sức hút của các mặt hàng được chứng nhận đạt chuẩn VietGap sẽ như thế nào?

Người tiêu dùng ngạc nhiên

Cuối tuần qua, khu vực các sạp thịt heo của chợ Hòa Bình (Q.5) trở nên sôi động hơn thường ngày với cảnh người mua xếp hàng trước hai sạp 124D và 125D đợi đến lượt mua thịt heo.
Hiện tượng này không phải do hai sạp trên khuyến mãi, giảm giá… mà đây là lần đầu tiên thịt heo đạt tiêu chuẩn VietGAP được bán đến tận tay người tiêu dùng, dưới sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn (NN-PTNT) TP.HCM.
Tấm biển “Thịt heo đạt chứng nhận VietGAP”, kèm bảng niêm yết giá bán rõ ràng giăng ngay trước sạp. Không ít bà nội trợ chăm chú quan sát những tảng thịt lớn nằm trên sạp, cố nhận biết sự khác biệt so với miếng thịt heo mình mua trước đây.
Đáng chú ý là giá niêm yết vẫn như giá thịt thông thường: thịt vai, thịt nách 70.000đ/ kg, thịt đùi 75.000đ/kg, thăn, ba rọi 85.000đ/kg, sườn non 125.000đ/kg… Mức giá này đã khiến nhiều người ngạc nhiên lẫn… nghi ngờ.
Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, nếu sản phẩm được một đơn vị có tiềm lực về tài chính, chăn nuôi, giết mổ, phân phối… theo một chuỗi khép kín thì giá thấp không có gì là lạ.
Những miếng thịt đạt tiêu chuẩn VietGAP phải mất khá nhiều thời gian để kết nối giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp giết mổ, tiểu thương tại chợ truyền thống… theo một chuỗi khép kín, nếu không được sự hỗ trợ về tài chính, tổ chức thực hiện sẽ khó có mức giá như sản phẩm thông thường.

Điều ông Trung nói là có cơ sở bởi ít ngày trước đây, tại hệ thống siêu thị Vinmart, mẻ rau sạch đầu tiên mang nhãn hiệu VinEco cũng chính thức ra thị trường sau sáu tháng Tập đoàn Vingroup công bố tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên quy mô lớn.
Mười bốn chủng loại khác nhau gồm: rau muống hạt, mướp đắng, mướp ngọt, cải củ ăn lá, rau dền đỏ, rau dền xanh, rau dền tía, rau lang ngọn, rau bí, xà lách, dưa chuột... được dán nhãn tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP.
Vì GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam - VietGAP, hay toàn cầu - GlobalGAP) được xem như “đẳng cấp” của những nông sản mang loại tem này nên nhiều người không khỏi ngạc nhiên bởi giá bán khá bình dân.
Chẳng hạn, mướp khía 15.000đ/ kg, bầu sao 15.000đ, bí ngô non 12.000đ, dưa leo 10.000đ/kg… - chỉ ngang bằng hoặc cao hơn không nhiều so với những sản phẩm rau cùng loại tại các chợ.
Trong khi đó, những sản phẩm tương tự dán nhãn GAP được phân phối bởi các hợp tác xã, doanh nghiệp khác của Đà Lạt tại TP.HCM có giá cao ít nhất là gấp hai, thậm chí gấp ba, bốn lần rau của VinEco.

Đảm bảo thương hiệu bằng quy trình khép kín

Với mức giá hiện tại, VinEco là đơn vị hiếm hoi đưa được sản phẩm dán nhãn sạch giá rẻ, do đơn vị này tự trồng, tự bán, không phải qua trung gian nào. Đây là việc mà không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng thực hiện.
Tuy nhiên, cũng như bao doanh nghiệp làm rau sạch khác, thuyết phục người tiêu dùng tin vào chứng nhận trên nhãn dán một cách tuyệt đối là việc không dễ. Nguyên do, hiện nay rau củ nói chung có nhiều mức độ tiêu chuẩn như: rau thường (rau trồng đại trà), rau an toàn, rau sạch… trong khi kỹ năng nhận biết của người tiêu dùng còn hạn chế.
Mới đây, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tiến hành khảo sát cách phân biệt rau an toàn và không an toàn bằng mắt thường, kết quả cho thấy, có đến hơn 90% số người được hỏi cho biết họ không thể phân biệt.
Mặt khác, hiện có tới 20 tổ chức được Bộ NN-PTNT chỉ định chứng nhận VietGAP khiến việc thẩm định và trao chứng nhận không tránh khỏi những nghi ngờ về tính chặt chẽ. Nhiều người tiêu dùng đặt niềm tin vào lời giới thiệu từ bạn bè, người quen về độ sạch của rau hơn là tin vào nhãn mác mà các đơn vị trồng hay phân phối công bố.
Tấm biển “Thịt đạt tiêu chuẩn VietGAP”, rau VietGAP cũng chưa hẳn đủ sức thuyết phục người mua tin vào chất lượng “sạch” khi chính người bán cũng không thể thuyết phục người mua nhận biết bằng mắt thường.
Giải thích điều này, ông Nguyễn Phước Trung cho hay, thịt sạch VietGAP đã có từ lâu nhưng không thể cung ứng ra thị trường theo chuỗi được. Nhiều đơn vị như Vissan, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn… không tham gia bao tiêu được cho người nuôi vì hầu hết là chăn nuôi nhỏ lẻ khó thu mua tập trung, người nuôi không có hóa đơn mua bán…
Để có được mức giá bán bằng giá thịt heo thông thường, chuỗi cung ứng sản phẩm này đã được hỗ trợ rất nhiều, chẳng hạn quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn được Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) hỗ trợ, miễn phí thẩm định và cấp chứng nhận VietGAP, doanh nghiệp đứng ra phân phối sản phẩm này xác định chưa có lời.
Bà Nguyễn Hồng Thắm, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ An Hạ, đơn vị đứng ra thu mua heo VietGAP để giết mổ, cung cấp về chợ cho biết, mức giá bán tại chợ vẫn thấp như giá heo thường, mục đích là để người tiêu dùng có thời gian tiếp nhận và nhận biết sự khác biệt.
Ông Nguyễn Phước Trung cho biết thêm, để những miếng thịt sạch đầu tiên lên sạp chợ có một cơ chế kiểm soát riêng. Danh sách các hộ chăn nuôi đạt chứng nhận VietGAP được Sở NN-PTNT giao cho hai trạm thú y Hóc Môn và Củ Chi quản lý.
Khi những con heo tại những trại nuôi này vận chuyển về lò mổ, cơ quan thú y sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, kèm theo con dấu VietGAP. Đến lò mổ, những con heo “sạch” sẽ được giết mổ ở những ô riêng. Sau giết mổ, thịt heo về chợ nào cũng sẽ được theo dõi, giám sát bằng giấy chứng nhận.
Sản phẩm rau VinEco có lợi thế hơn vì được cung cấp ngay tại hệ thống phân phối của mình. Tuy nhiên, Vinmart bán cả những sản phẩm đạt chứng nhận GAP từ các nhà vườn tại Đà Lạt nên khi tung sản phẩm đạt tiêu chuẩn do “nhà làm ra”, đơn vị này dành riêng một khu vực giúp người mua tiếp cận chính xác sản phẩm của nhà cung cấp.
Tất cả sản phẩm sẽ được đóng gói, dán tem 100% của VinEco. Đại diện Vingroup giải thích, để tránh tình trạng hàng nhái hàng giả, đảm bảo an toàn cho người mua, sản phẩm rau sạch của VinEco sẽ chỉ được phân phối qua hệ thống siêu thị Vinmart và các cửa hàng tiện ích Vinmart+ trên toàn quốc.
Tận mắt chứng kiến sản phẩm thịt heo của mình và bà con được đưa ra chợ, được treo biển heo sạch, ông Võ Thiết Mộc, hộ nuôi heo VietGAP tại H.Củ Chi chia sẻ, ông nuôi theo quy trình này từ hơn hai năm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, heo không bệnh, không chết, hạn chế thuốc men… Những chi phí này tiết giảm nên đầu vào chăn nuôi cũng được tiết giảm.
Một lứa heo tính từ lúc heo cai sữa đến lúc xuất chuồng từ 5-5,5 tháng. Hàng ngày heo nuôi ăn loại cám gì, heo bệnh được chích loại thuốc gì các hộ nuôi phải ghi chép vào sổ theo dõi.
Sau khi xuất chuồng, trong hạn đị nh, heo không được phép dùng thuốc, đặc biệt là các loại kháng sinh. Định kỳ phải lấy thức ăn của heo để xét nghiệm… Tuy nhiên, đã có không ít lần các doanh nghiệp hứa hẹn thu mua rồi bỏ đó khiến đàn heo sạch bị “đối xử” như heo thường.
Giờ đây, với việc được thu mua và treo biển nhận diện, ông Mộc và nhiều người nuôi như có thêm động lực để tiếp tục theo đuổi việc chăn nuôi heo sạch.
 Đăng Thư
Lời kết của UCI: Vậy để hiểu rõ hơn thế nào là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và VietGap là gi? và làm thế nào để tạo ra một sản phẩm đảm bảo chất lượng bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và hơn thế nữa là sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu?,...Tất cả đều được tham vấn trong khóa học Chuyên gia hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) tại Viện UCI.
Viện UCI tổng hợp

10 lý do để bạn học ISO 9001 và ISO 14001

10 lý do để bạn học ISO 9001 và ISO 14001

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhiều cơ hội mới mở ra và nhiều tiêu chuẩn cần phải thực hiện để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu cần phải hội đủ các yếu tố về nhân trí lực. Tuy nhiên, đa phần chúng ta cũng không có thời gian và tư liệu để tìm hiếu mình cần phải trang bị kiến thức gì? và vì sao mình phải học các tiêu chuẩn ISO? Nhằm giải đáp những thắc mắc của các bạn, UCI chia sẻ những thông tin hữu ích "10 lý do để bạn học ISO 9001 và ISO 14001".

1. Tăng khả năng trúng tuyển

Các công ty bây giờ đều có khuynh hướng lập ISO để quản lý tốt hơn và theo yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, chính vì thế đây cũng có thể là chủ đề trong buổi phỏng vấn ví dụ cụ thể như sau:
- Bước vào công ty bạn thấy đều gì trước tiên?
- Bạn thấy gì ở văn phòng tiếp khách, phòng phỏng vấn, phòng tiếp tân..?
- Theo bạn nghĩ tại sao chúng tôi thực hiện ISO 9001,ISO 14001 ?
- Theo bạn ISO 9001ISO 14001 là gì?...
Chắc chắn, bạn sẽ tự tin trả lời với kiến thức thực tiễn về ISO 9001ISO 14001,...mà bạn đã trang bị cho mình giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn một cách thuyết phục. 

2.  Làm nghề tay trái

Nếu sau này bạn không làm đúng chuyên ngành bạn làm thì bạn có thể làm ở bộ phận QA/QC, KCS, ban ISO của một công ty bất kỳ ngành nghề nào.

3. ISO giúp giao tiếp tốt

Trong 1 công ty có ISO thì nhiều bộ phận tham gia, chính vì thế nằm trong ban ISO thì có thể đây là động lực để bạn có thể giao lưu và trao đổi thông tin tốt nhất.

4. Mức lương phù hợp với năng lực

Khi nằm trong ban ISO của công ty thì bạn sẽ là người quan trọng vì góp phần giúp công ty cải tiến hệ thống quản lý chất lượng thỏa mãn như cầu ngày càng cao của khách hàng, quản lý môi trường xanh, sạch đẹp hơn.

5. ISO là tiêu chuẩn "cạnh tranh"

- Ra đường rất nhiều công ty để ISO 9001 hoặc 14001, ngay cả uống 1 chai nước hoặc ăn 1 món đồ hộp cũng có chữ ISO trên đó.
- Dù là doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng ISO được: tư vấn, dịch vụ, sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp,...
- Ngành nghề nào cũng học được ISO: cử nhân kinh tế, kỹ sư,....
- Kể cả các đơn vị nhà nước hành chánh và sự nghiệp.

6. Phân biệt doanh nghiệp và chuyên môn của bạn

Doanh nghiệp lớn và có trách nhiệm thông thường sẽ áp dụng ISO 9001ISO 14001 trong dịch vụ và sản xuất để thỏa mãn yêu cầu khách hàng và quan tâm đến môi trường tốt hơn.
Đây cũng là 1 bước để bạn hoặc doanh nghiệp bạn lựa chọn đối tác, lựa chọn khách hàng.

7. Kỹ năng quản lý

- Học ISO rồi đem áp dụng để quản lý từ cái nhỏ nhất (1 tiệm cà phê, quán ăn, shop thời trang,..) đến cả 1 công ty, tập đoàn đều tốt.
- Bạn sẽ có kế hoạch training cho nhân viên.
- Thu thập ý kiến khách hàng để cải tiến.
- Lập kế hoạch kinh doanh,....

8. Trách nhiệm

Học ISO 14001 để có trách nhiệm với môi trường hơn (bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi người).
Học ISO 9001 để có trách nhiệm với khách hàng hơn (luôn đặt sự thỏa mãn khách hàng lên cao nhất – khách hàng là thượng đế).
Có trách nhiệm thì mới có cải tiến, có quyền lợi và phát triển.

9. Sự tương thích và tiếp thu nhanh 

ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, OHSAS 18001, … đều có nét tương đồng dựa trên PDCA. Biết được 1 hệ thống bạn sẽ dễ dàng tiếp thu rất rất nhanh các hệ thống còn lại khi làm ở các lĩnh vực khác nhau.

10. Bước đệm của thành công và thăng tiến

Bạn có ước mơ trở thành một CEO thì đòi hỏi ngoài kinh nghiệm còn có các kỹ năng về quản lý và ISO là công cụ không thể thiếu trong chiến lược phát triển sự nghiệp của bản thân. Trước khi trở thành một CEO thực thụ thì bạn phải trải qua các quá trình học tập, trao dồi kỹ năng,…thì ISO là một trong những công cụ giúp bạn thực hành tốt nhất

Video 10 lý do để bạn học ISO 9001 và ISO 14001:



Lời kết của UCI: Sau khi hiểu được các tính năng và lợi ích của tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001,... và còn hơn thế nữa với khóa học 
Cập nhật phiên bản mới ISO 9001:2015ISO 14001:2015 tại Viện UCI sẽ giúp các bạn biết cách vận hành hệ thống quản lý chất lượng hoàn chỉnh
Viện UCI

Công nghệ thực phẩm - hứa hẹn trong tương lai

Công nghệ thực phẩm - hứa hẹn trong tương lai


Công nghệ thực phẩm là ngành được xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nguồn nhân lực trong giai đoạn 2015 - 2025 và dần khẳng định vị thế trong đời sống xã hội hiện đại ngày nay. Vì thế, nhu cầu nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực thực phẩm vẫn còn là một bài toán chung cho các công ty, nhà máy, viện nghiên cứu, trường học,... Nắm bắt xu hướng phát triển ngành thực phẩm, Viện UCI với đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, nhiệt tâm đã sẵn sàng đồng hành cùng các bạn xây dựng kiến thức - vững bước tương lai.

***Ngành học giàu tiềm năng***

Với dân số khoảng 90 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 7,5%/năm, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch được chế biến an toàn và tinh tế. Ngoài những ngành kinh tế kỹ thuật chính (rượu - bia - nước giải khát; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; dầu thực vật; chế biến bột và tinh bột..),. lĩnh vực thực phẩm của nước ta đang ngày càng mở rộng để phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm nông sản, nhưng các dòng sản phẩm chế biến sẵn vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Nguyên nhân chính là do chênh lệch về trình độ công nghệ, trang thiết bị và nhân lực. Nước ta đang thực sự thiếu những người lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề vững vàng trong lĩnh vực thực phẩm. Đó là khó khăn của nền kinh tế, nhưng cũng chính là cơ hội để các kỹ sư công nghệ thực phẩm chớp lấy và thành công. Vì vậy, học ngành Công nghệ thực phẩm cũng đồng nghĩa với việc bạn đã chọn một mảnh đất màu mỡ để khai thác và thể hiện bản thân.
***Công nghệ thực phẩm là gì?***



Công nghệ thực phẩm là 1 trong 5 ngành thuộc khối ngành công nghệ chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,…

 ***Công nghệ thực phẩm học gì?***

Sinh viên sẽ được đào tạo khối kiến thức đại cương, khối kiến thức ngành công nghệ thực phẩm và khối kiến thức chuyên ngành Công nghệ thực phẩm. Trong đó, khối kiến thức chuyên ngành Công nghệ thực phẩm bao gồm hóa thực phẩm; cơ sở thiết kế nhà máy, nguyên liệu và phụ gia thực phẩm; máy thiết bị thực phẩm; công nghệ chế biến nhiệt lạnh; công nghệ bia rượu; dinh dưỡng, độc học và an toàn thực phẩm; bao bì thực phẩm; quản lý chất lượng thực phẩm; vi sinh thực phẩm và phân tích vi sinh; enzym trong công nghệ thực phẩm;...sinh viên sẽ vận dụng những kiến thức và kỹ năng học được để thực hiện đồ án tốt nghiệp tại phòng thí nghiệm hoặc nhà máy, cơ sở sản xuất, quản lý nhà nước về thực phẩm. Ngoài các kiến thức chuyên ngành tại các trường Đại học, Cao đẳng, sinh viên cần phải biết cách vận dụng vào thực tiễn để trở thành Chuyên gia đánh giá và kiểm soát hệ thống quản lý an toàn thực phẩm chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng.

 ***Cơ hội nghề nghiệp đa dạng***

Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm sau khi tốt nghiệp có thể làm việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (Chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp...), các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm, làm cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm.
                          

Viện UCI tổng hợp

Lợi ích của việc áp dụng ISO 9000

Lợi ích của việc áp dụng ISO 9000

Một trong những sự khác biệt giữa các doanh nghiệp phát triển và doanh nghiệp chưa có cơ hội phát triển là sự chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng chú trọng đến chất lượng trong phương thức hoạt động đến việc chuẩn hoá dịch vụ khách hàng và chất lượng sản phẩm, lấy chất lượng làm yếu tố hàng đầu, tổ chức doanh nghiệp sẽ phát triển hơn, hoàn thiện hơn. Nhờ được trang bị tốt hơn, tổ chức doanh nghiệp sẽ giành được những cơ hội kinh doanh mới trong một thương trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn. Trong đó, việc xây dựng tiêu chuẩn ISO 9000 là một tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và bền vững.
ISO 9000 là Bộ tiêu chuẩn Quốc tế về Hệ thống Quản lý chất lượng do Tổ Chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành lần đầu vào năm 1987 nhằm đưa ra các chuẩn mực cho Hệ thống quản lý chất lượng, không phải tiêu chuẩn cho sản phẩm, dịch vụ.
ISO 9000 có thể áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (y tế, hành chánh công, giáo dục, đăng kiểm, kiểm định hàng hóa, ….) và cho mọi qui mô hoạt động (nhỏ hoặc lớn).
- Vòng đời quản lý của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 thường là 05 năm soát xét và ban hành lại.
Tiêu chuẩn 
ISO 9000 là Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý không phải tiêu chuẩn kỹ thuật.

Đến nay đã được soát xét và ban hành được 04 lần:

Lần 1 - năm 1987 (ISO 9000:1987).
Lần 2 - năm 1994 (ISO 9000:1994).
Lần 3 - năm 2000 (ISO 9000:2000)
Lần 4 - năm 2008 (ISO 9001:2008)
Lần 5 - năm 2015 (
ISO 9001:2015)

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm các tiêu chuẩn sau:

1. ISO 9000:2005 - Các thuật ngữ và định nghĩa. Hỗ trợ các thuật ngữ và định nghĩa trong các điều khoản của ISO 9001:2008. 
Ví dụ: định nghĩa Chất lượng là gì? Đảm bảo chất lượng là gì, Năng lực là gì?,...
2. ISO 9001:2008 - Các yêu cầu. Đây là tiêu chuẩn để các tổ chức áp dụng theo đúng trình tự các điều khoản quy định và chứng nhận trên tiêu chuẩn này.
3. ISO 19011: Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng, Đây là tiêu chuẩn hỗ trợ các tổ chức áp dụng ISO 9001 trong hoạt động đánh giá phù hợp với quy định, cụ thể là điều khoản 8.2.2 trong tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ( Đánh giá nội bộ).
4. ISO 9004: 2009-Hướng dẫn cải tiến, Tiêu chuẩn này hỗ trợ cho doanh nghiệp áp dụng hiệu quản Tiêu chuẩn ISO 9001, Tiêu chuẩn này thông thường khi các tổ chức đã áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 9001.

Lợi ích của áp dụng và chứng nhận ISO 9001:

- Giảm số lượng sản phẩm/dịch vụ không đạt yêu cầu.
- Tạo dựng niềm tin của khách hàng
- Nâng cao uy tín của Doanh nghiệp trên thị trường
- Chứng chỉ ISO 9001 giúp Doanh nghiệp vượt qua những rào cản kỹ thuật thâm nhập vào thị trường thế giới.


Chuyên gia HSE cần những yêu cầu gì?

Chuyên gia HSE cần những yêu cầu gì?

Các nước phát triển, khi tuyển dụng yêu cầu các kỹ sư phụ trách an toàn lao động phải có ít nhất một số năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cụ thể mà họ sẽ phụ trách và phải qua các khóa đào tạo chuyên sâu. Họ sẽ chịu trách nhiệm cao hơn và quyền hành lớn hơn. Kỹ sư an toàn có thể ký lệnh dừng thi công trên công trường xây dựng nếu họ thấy rằng các biện pháp phòng ngừa (an toàn) chưa đảm bảo ngăn ngừa được các rủi ro có thể xảy ra. Sau đây là một số vấn đề cơ bản về an toàn lao động trong trong công trình, nhà máy sản xuất, giao thông vận tải mà một chuyên viên HSE nào cũng cần phải nắm vững.

1. Sản xuất công nghiệp (phổ biến & cơ bản nhất):

- An toàn điện - An toàn hóa chất.
- An toàn đối với lò đốt/lò hơi.
- An toàn đối với thiết bị áp lực.
- An toàn đối với thiết bị sản xuất (thiết bị có vận tốc quay lớn, thiết bị cắt, thiết bị nén ép/đột dập, thiết bị nâng hạ, thiết bị vận chuyển nội bộ...).
- Công thái học (Ergonomics) và bệnh nghề nghiệp.
- ...
Tất nhiên với từng ngành cụ thể thì nặng nhẹ sẽ khác nhau như lắp ráp điện tử khác với sản xuất cơ khí hay xưởng may, sản xuất hóa chất khác với nhà máy xi măng...các loại đặc biệt như nhà máy điện hạt nhân (an toàn phóng xạ), dàn khoan dầu thì còn đòi hỏi nhiều nữa..

2. Xây dựng:

- An toàn điện.
- An toàn đối với thiết bị áp lực.
- An toàn đối với các hoạt động trên cao, thi công ngầm (trong hầm) hay thi công trên mặt nước/dưới nước (xây dựng cầu/đập thủy điện...).
- An toàn đối với các thiết bị thi công: máy xúc, máy ủi, máy đào...
- Công thái học (Ergonomics) và bệnh nghề nghiệp.
- Tổ chức giao thông trên công trường.
- ...

3. Giao thông - vận tải:

- An toàn trong xắp xếp hàng hóa.
- Kỹ thuật chằng/buộc/gá các cấu kiện siêu trường siêu trọng.
- An toàn trong quá trình vận chuyển các cấu kiện siêu trường siêu trọng.
- An toàn vận tải thủy.
- ...

Ngoài ra để triển khai và kiểm soát được các hoạt động an toàn tại nhà máy mình làm việc, các bạn còn cần phải biết:

1. Kỹ năng đào tạo
2. Kỹ năng báo cáo & trao đổi thông tin
3. Kỹ năng lập kế hoạch và phương pháp làm việc hệ thống PDCA:
- Plan (Lập kế hoạch)
- Do (Thực hiện)
- Check (Kiểm tra)
- Act (Khắc phục)
PDCA là cái khung của tiêu chuẩn OHSAS hay ISO, Nên vào làm 1-2 năm trong các công ty nước ngoài như Intel, Fujitsu... rồi hãy học, lúc đó các bạn có kinh nghiệm rồi hệ thống hóa lại qua lý thuyết sẽ tốt hơn.
Khi các bạn đi vào chuyên ngành HSE các bạn có rất nhiều kiến thức. Vì đây là một ngành đa dạng và tổng hợp:

Bạn phải biết về một số lĩnh vực như:

1. Management System: Am hiểu về hệ thống quản lý bao gồm Luật về môi trường, sức khỏe và an toàn. Ngoài ra các bạn phải biết về ISO 14001:2004 và OHSAS 18001:2007, ISO 22000, HACCP, SA8000. Đây là những tiêu chuẩn mang tỉnh chất quốc tế ngoài ra còn các tiêu chuẩn ngành.
2. Environmental System: Các bạn học chuyên ngành môi trường không thể nào không áp dụng những kiến thức quản lý môi trường trong hệ thống này.
3. Fire Safety: Đây là chuyên ngành của các anh lính PCCC nhưng bạn là người duy trì hệ thống HSE thì bạn phải nhận biết các mối rủi ro.
4. Occupational Safety: An toàn nghề nghiệp các bạn phải biết nhận dạng các mối nguy hiểm của môi trường và điều kiện làm việc.
5. Occupation Health: Nếu không phải là chuyên ngành y thì các bạn gặp rất nhiều khó khăn vì đây là một phần của nghề y. Nhưng về sức khỏe nghề nghiệp các bạn có rất nhiều tài liệu hỗ trợ hiện có bán trên thị trường.
6. Risk assesment: Đây là phần tổng hợp khó nhất vì nó đòi hỏi các bạn phải có những tư duy và kiến thức tổng hợp.
 
Lời kết của UCILợi ích kinh tế ngày nay được đánh giá cao hơn dựa vào các vấn đề bảo vệ môi trường, độ an toàn và đảm bảo sức khỏe cho người lao động ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Nhằm đáp ứng các yêu cầu về các vấn đề cấp thiết trên với nội dung khóa học Chuyên gia quản lý môi trường, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp HSE về hệ thống quản lý môi trường, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015(phiên bản mới nhất) & OHSAS 18001 sẽ giúp chúng ta hiểu đúng và hành động đúng hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường - bảo vệ bản thân chúng ta - phát triển nghề nghiệp bền vững.