Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Chuyên gia HSE cần những yêu cầu gì?

Chuyên gia HSE cần những yêu cầu gì?

Các nước phát triển, khi tuyển dụng yêu cầu các kỹ sư phụ trách an toàn lao động phải có ít nhất một số năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cụ thể mà họ sẽ phụ trách và phải qua các khóa đào tạo chuyên sâu. Họ sẽ chịu trách nhiệm cao hơn và quyền hành lớn hơn. Kỹ sư an toàn có thể ký lệnh dừng thi công trên công trường xây dựng nếu họ thấy rằng các biện pháp phòng ngừa (an toàn) chưa đảm bảo ngăn ngừa được các rủi ro có thể xảy ra. Sau đây là một số vấn đề cơ bản về an toàn lao động trong trong công trình, nhà máy sản xuất, giao thông vận tải mà một chuyên viên HSE nào cũng cần phải nắm vững.

1. Sản xuất công nghiệp (phổ biến & cơ bản nhất):

- An toàn điện - An toàn hóa chất.
- An toàn đối với lò đốt/lò hơi.
- An toàn đối với thiết bị áp lực.
- An toàn đối với thiết bị sản xuất (thiết bị có vận tốc quay lớn, thiết bị cắt, thiết bị nén ép/đột dập, thiết bị nâng hạ, thiết bị vận chuyển nội bộ...).
- Công thái học (Ergonomics) và bệnh nghề nghiệp.
- ...
Tất nhiên với từng ngành cụ thể thì nặng nhẹ sẽ khác nhau như lắp ráp điện tử khác với sản xuất cơ khí hay xưởng may, sản xuất hóa chất khác với nhà máy xi măng...các loại đặc biệt như nhà máy điện hạt nhân (an toàn phóng xạ), dàn khoan dầu thì còn đòi hỏi nhiều nữa..

2. Xây dựng:

- An toàn điện.
- An toàn đối với thiết bị áp lực.
- An toàn đối với các hoạt động trên cao, thi công ngầm (trong hầm) hay thi công trên mặt nước/dưới nước (xây dựng cầu/đập thủy điện...).
- An toàn đối với các thiết bị thi công: máy xúc, máy ủi, máy đào...
- Công thái học (Ergonomics) và bệnh nghề nghiệp.
- Tổ chức giao thông trên công trường.
- ...

3. Giao thông - vận tải:

- An toàn trong xắp xếp hàng hóa.
- Kỹ thuật chằng/buộc/gá các cấu kiện siêu trường siêu trọng.
- An toàn trong quá trình vận chuyển các cấu kiện siêu trường siêu trọng.
- An toàn vận tải thủy.
- ...

Ngoài ra để triển khai và kiểm soát được các hoạt động an toàn tại nhà máy mình làm việc, các bạn còn cần phải biết:

1. Kỹ năng đào tạo
2. Kỹ năng báo cáo & trao đổi thông tin
3. Kỹ năng lập kế hoạch và phương pháp làm việc hệ thống PDCA:
- Plan (Lập kế hoạch)
- Do (Thực hiện)
- Check (Kiểm tra)
- Act (Khắc phục)
PDCA là cái khung của tiêu chuẩn OHSAS hay ISO, Nên vào làm 1-2 năm trong các công ty nước ngoài như Intel, Fujitsu... rồi hãy học, lúc đó các bạn có kinh nghiệm rồi hệ thống hóa lại qua lý thuyết sẽ tốt hơn.
Khi các bạn đi vào chuyên ngành HSE các bạn có rất nhiều kiến thức. Vì đây là một ngành đa dạng và tổng hợp:

Bạn phải biết về một số lĩnh vực như:

1. Management System: Am hiểu về hệ thống quản lý bao gồm Luật về môi trường, sức khỏe và an toàn. Ngoài ra các bạn phải biết về ISO 14001:2004 và OHSAS 18001:2007, ISO 22000, HACCP, SA8000. Đây là những tiêu chuẩn mang tỉnh chất quốc tế ngoài ra còn các tiêu chuẩn ngành.
2. Environmental System: Các bạn học chuyên ngành môi trường không thể nào không áp dụng những kiến thức quản lý môi trường trong hệ thống này.
3. Fire Safety: Đây là chuyên ngành của các anh lính PCCC nhưng bạn là người duy trì hệ thống HSE thì bạn phải nhận biết các mối rủi ro.
4. Occupational Safety: An toàn nghề nghiệp các bạn phải biết nhận dạng các mối nguy hiểm của môi trường và điều kiện làm việc.
5. Occupation Health: Nếu không phải là chuyên ngành y thì các bạn gặp rất nhiều khó khăn vì đây là một phần của nghề y. Nhưng về sức khỏe nghề nghiệp các bạn có rất nhiều tài liệu hỗ trợ hiện có bán trên thị trường.
6. Risk assesment: Đây là phần tổng hợp khó nhất vì nó đòi hỏi các bạn phải có những tư duy và kiến thức tổng hợp.
 
Lời kết của UCILợi ích kinh tế ngày nay được đánh giá cao hơn dựa vào các vấn đề bảo vệ môi trường, độ an toàn và đảm bảo sức khỏe cho người lao động ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Nhằm đáp ứng các yêu cầu về các vấn đề cấp thiết trên với nội dung khóa học Chuyên gia quản lý môi trường, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp HSE về hệ thống quản lý môi trường, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015(phiên bản mới nhất) & OHSAS 18001 sẽ giúp chúng ta hiểu đúng và hành động đúng hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường - bảo vệ bản thân chúng ta - phát triển nghề nghiệp bền vững.

Các bước thực hành 5S

Các bước thực hành 5S

Khi thực hiện thực hành 5S thành công trong công ty, 5S sẽ đưa lại sự thay đổi kỳ diệu. Những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử dụng, máy móc thiết bị trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản. Từ các hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hoà đồng của mọi người, qua đó người làm việc sẽ có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm và ý thức hơn với công việc. Sau đây là các bước thực hiện 5S đầy đủ và chi tiết nhất.
Trước hết thuật ngữ 5S theo tiếng Nhật là: “SERI”, “SEITON”, “SEISO”, SEIKETSU” và “SHITSUKE”, theo tiếng Việt là: “SÀNG LỌC”, “SẮP XẾP”, “SẠCH SẼ”, SĂN SÓC” và “SẴN SÀNG” và theo tiếng Anh là: “ SORT”, “SET IN ORDER”, “STANDARDIZE”, “SUSTAINT” và “SELF-DISCIPLINE”:
SERI (Sàng lọc): Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc. Chống xu hướng của con người muốn giữ mọi thứ cho những trường hợp dự phòng, chỉ giữ những loại dụng cụ, phương tiện tối thiểu hỗ trợ cho công việc, nên dán nhãn “đỏ” vào những dụng cụ, thiết bị và vật liệu cần thiết giữ lại.
SEITON (Sắp xếp): Là bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp theo trật tự hợp lý để dễ dàng, nhanh chóng cho việc sử dụng. Khi sắp xếp nên sử dụng những phương tiện trực quan một cách rõ ràng, đễ mọi người dễ nhận biết, tạo nơi làm việc có tổ chức, giảm thiểu thời gian tìm kiếm, loại bỏ những hành động dư thừa gây lãng phí thời gian.
SEISO (Sạch sẽ): Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị để đảm bảo môi trường, mỹ quan tại nơi làm việc. Tất cả mọi thành viên trong đơn vị đều có ý thức và tham gia giữ gìn vệ sinh, phải có đủ phương tiện, dụng cụ vệ sinh cho đầy đủ và thích hợp. Công việc vệ sinh là việc làm thường xuyên của mọi người trong tổ chức, và Ban lãnh đạo thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc thực hiện.
SEIKETSU (Săn sóc): Là duy trì thường xuyên những việc đã làm, cải tiến liên tục nơi làm việc để đạt được hiệu quả cao hơn là điều rất quan trọng và cần thiết. Xác lập một hệ thống kiểm soát trực quan, như dán nhãn hoặc đánh dấu bằng màu sắc. Tạo môi trường dễ dàng để duy trì việc sàng lọc, sắp xếp và sạch sẽ.

SHITSUKE (Sẵn sàng): Giáo dục mọi người có ý thức, tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui định tại nơi làm việc. Hãy biến mọi việc làm tốt đẹp trở thành thói quen, niêm yết kết quả đánh giá 5S tại nơi làm việc để khuyết khích việc tốt và rút kinh nghiệm việc chưa tốt. Kiểm tra định kỳ với những nguyên tắc đã xác lập, xây dựng và định hình một nền văn hoá trong đơn vị.

Các bước thực hành 5S

* Bước 1: Chuẩn bị, xem xét thực trạng.
* Bước 2: Phát động chương trình.
* Bước 3: Mọi người tiến hành tổng vệ sinh.
* Bước 4: Bắt đầu bằng Seiri.
* Bước 5: Thực hiện Seiri, Seiton và Seiso hàng ngày.
* Bước 6: Đánh giá định kỳ.

Mười điều gợi ý để thực hiện thành công 5S

* Hai cái đầu luôn tốt hơn một cái đầu – phát huy tối đa phương pháp huy động trí não .
* Luôn ý thức tìm ra các điểm không thuận tiện để cải tiến.
* Luôn ý thức tìm ra những nơi làm việc không ngăn nắp để cải tiến.
* Tìm ra những khu vực làm việc không an toàn để cải tiến.
* Tìm ra những nơi chưa sạch sẽ để cải tiến.
* Tìm ra các điểm lãng phí để loại bỏ.
* Mở rộng phạm vi vệ sinh bề mặt máy móc.
* Chú ý tới các khu vực công cộng như căng tin, nhà vệ sinh, vườn, hành lang ngoài và bãi đỗ xe.
* Chỉ ra những bằng chứng mà nhân viên cần phải tăng cường hoạt động 5S.
* Sử dụng hữu hiệu cách thức kiểm soát bằng trực quan.
 


Lời kết của UCI: Để thực hiện 5S hiệu quả thì trước hết hãy thực hiện trực tiếp cho bản thân mỗi người và rộng hơn là xung quanh nơi mình sinh sống, nơi làm việc và hơn thế nữa là thực hiện 5S cho bộ não (sắp xếp, sàn lọc tất cả các thông tin). Đó là những điểm quan trọng mà giảng viên UCI hướng đến và sẽ chỉ dẫn cách thức thực hành 5s là như thế nào là đúng và đạt hiệu quả nhất.

Công việc của QAQC sẽ làm những gì?

Công việc của QAQC sẽ làm những gì?


Để đạt hiệu quả trong tất cả các khâu sản xuất/dịch vụ thì cần phải có sự kiểm soát chất lượng (QC) để đảm bảo chất lượng (QA). Do đó, kỹ sư QAQC chắc chắn đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hệ thống của nhà máy sản xuất. Hãy cùng Viện UCI tìm hiểu về những lợi ích mà nghề QAQC mang lại cũng như định hướng nghề nghiệp tương lai các bạn nhé.

Tiêu chuẩn FSSC 22000:2010

Tiêu chuẩn FSSC 22000:2010


Hiệp hội Chứng nhận an toàn thực phẩm đã kết hợp hai tiêu chuẩn ISO 22000 và PAS 220 thành tiêu chuẩn FSSC 22000 (Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm) và được tổ chức GFSI chấp thuận. Tiêu chuẩn FSSC 22000 được xem là tiêu chuẩn ngang cấp và có thể thay thế cho các tiêu chuẩn được công nhận trước đây bởi GFSI như BRC, IFS, SQF.

Đối tượng nào cần học QA-QC?

Đối tượng nào cần học QA-QC?

Với những tính năng ưu việt của QA và QC mang lại hiệu quả trong ngành chất lượng thì các đối tượng có thể học QAQC như sau:
- Tất cả những người làm việc trong sản xuất, bảo dưỡng, lập kế hoạch, nhân viên dịch vụ kỹ thuật cũng như những người tham gia trong quá trình cải tiến.
- Mỗi đối tượng trong khu vực nhà máy sản xuất: Giám đốc,Tổ trưởng, Quản đốc,...
- Những cá nhân mong muốn trở thành chuyên gia đánh giá và kiểm soát chất lượng chuyên nghiệp.
- Sinh viên Đại học, Cao đẳng ,...

Với khóa học Chuyên gia đánh giá và kiểm soát chất lượng QAQC tại Viện UCI được thiết kế phù hợp cho các đối tượng nêu trên sẽ giúp các bạn thực hành những kỹ năng như vận hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng một cách chuyên nghiệp.
Viện UCI tổng hợp

Làm sao để quản lý hệ thống An toàn thực phẩm ?

Làm sao để quản lý hệ thống An toàn thực phẩm ?


Một danh mục thực phẩm với các chỉ tiêu kiểm nghiệm, tiêu chuẩn an toàn là vô cùng cần thiết. Nó không chỉ giúp các cơ quan quản lý vệ sinh thực phẩm biết để điều chỉnh hệ thống mà còn giúp người dân và cơ quan truyền thông giám sát được thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm, an tâm để lựa chọn thực phẩm.




Trong đó, bộ tiêu chuẩn ISO 22000 đang được các doanh nghiệp đem lại ưu thế cạnh tranh cao trong nước và tạo điều kiện cho việc xuất khẩu sang thị trường khó tính trên thế giới và nhiều lợi ích như:
  • Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Có thể thay thế cho nhiều tiêu chuẩn khác nhau: GMP, HACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS.
  • Giảm chi phí bán hàng.
  • Giảm tối đa các nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng.
  • Tăng cường uy tín, sự tin cậy, sự hài lòng của nhà phân phối, khách hàng.
  • Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp.
  • Thuận tiện trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác (ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO 14000).

Bộ tiêu chuẩn ISO 22000

  • ISO 22000:2007: Yêu cầu tiêu chuẩn cho mọi tổ chức trong chuỗi thực phẩm.
  • ISO/TS 22004:2005: Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005.
  • ISO/TS 22003:2007: Yêu cầu cho các tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  • ISO 22005:2007: Hệ thống xác định nguồn gốc thức ăn gia súc và thực phẩm.
      Và cùng hội nhập với nền công nghiệp nói chung và nền công nghiệp chế biến thực phẩm nói riêng, Viện UCI đã đào tạo hàng ngàn học viên lĩnh hội đầy đủ kiến thức và ứng dụng thực tiễn trong lĩnh vực An toàn thực phẩm, góp phần vào đội ngũ chuyên gia an toàn thực phẩm trong và ngoài nước.
Viện UCI tổng hợp

Lợi ích khi áp dụng ISO 9001 trong doanh nghiệp.

Lợi ích khi áp dụng ISO 9001 trong 

doanh nghiệp.


Những doanh nghiệp chú trọng đến vấn đề chất lượng hiện nay là những doanh nghiệp thành công trên thị trường. Những tiêu chí để tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm giá cả, chất lượng và dịch vụ hậu mãi. Quan trọng hơn cả vẫn là chất lượng thỏa mãn khách hàng. Vì vậy việc lựa chọn áp dung tiêu chuẩn ISO 9001 là một công cụ giúp doanh nghiệp tạo ra chất lượng dịch vụ tối ưu nhất. Một doanh nghiệp khi xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 sẽ nhận được những lợi ích như sau: