Cuộc sống con người phải gắn liền với thực phẩm – nguồn cung cấp nhu cầu cơ bản của con người. Do đó, việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng HACCP & ISO 22000 đều có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với các cơ sở, doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang phải đặt câu hỏi nên lựa chọn hệ thống quản lý chất lượng nào thì thích hợp? Hay nếu đã áp dụng HACCP có thể chuyển đổi sang hệ thống an toàn thực phẩm ISO 22000 hay không? Một số nét tương đồng và sự khác biệt giữa hai hệ thống này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lựa chọn và chuyển đổi giữa HACCP và ISO 22000.
Hai hệ thống này có những điểm tương đồng là đều hướng về mục tiêu giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, phân phối cho tới khi thực phẩm được bày biện trên bàn ăn nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.
Cả hai hệ thống này đều quy định doanh nghiệp muốn áp dụng phải thực hiện 7 nguyên tắc uỷ ban Codex đưa ra, để kiểm soát các mối nguy đối với thực phẩm:
Hai hệ thống này có những điểm tương đồng là đều hướng về mục tiêu giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, phân phối cho tới khi thực phẩm được bày biện trên bàn ăn nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.
Cả hai hệ thống này đều quy định doanh nghiệp muốn áp dụng phải thực hiện 7 nguyên tắc uỷ ban Codex đưa ra, để kiểm soát các mối nguy đối với thực phẩm:
Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích mối nguy.
Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP - Critical Control Points).
Nguyên tắc 3: Thiết lập các giới hạn tới hạn.
Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát kiểm soát các CCP.
Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục cần tiến hành khi khâu giám sát một CCP nào đó không được kiểm soát.
Nguyên tắc 6: Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP.
Nguyên tắc 7: Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ.
Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP các doanh nghiệp tuỳ vào lĩnh vực mình đang hoạt động phải đảm bảo thực hiện các chương trình tiên quyết (GMP, SSOP, GAP, GVP) thích hợp nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này bao gồm các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị, vệ sinh cá nhân,…Ngoài ra các doanh nghiệp đều phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ…
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống này là ISO 22000 quy định thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể tương tự ISO 9001:2000.
Tóm lại: Khi một doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP thì dễ dàng chuyển đổi và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000 và phải có sự tham gia của các Chuyên gia hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) trong quá trình xây dựng, vận hành và kiểm soát toàn bộ hệ thống.
Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP - Critical Control Points).
Nguyên tắc 3: Thiết lập các giới hạn tới hạn.
Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát kiểm soát các CCP.
Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục cần tiến hành khi khâu giám sát một CCP nào đó không được kiểm soát.
Nguyên tắc 6: Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP.
Nguyên tắc 7: Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ.
Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP các doanh nghiệp tuỳ vào lĩnh vực mình đang hoạt động phải đảm bảo thực hiện các chương trình tiên quyết (GMP, SSOP, GAP, GVP) thích hợp nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này bao gồm các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị, vệ sinh cá nhân,…Ngoài ra các doanh nghiệp đều phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ…
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống này là ISO 22000 quy định thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể tương tự ISO 9001:2000.
Tóm lại: Khi một doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP thì dễ dàng chuyển đổi và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000 và phải có sự tham gia của các Chuyên gia hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) trong quá trình xây dựng, vận hành và kiểm soát toàn bộ hệ thống.
Nguồn: Viện UCI tổng hợp