Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

7 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
(QMP-QUALITY MANAGEMENT PRINCIPLES)

Nguyên tắc quản lý chất lượng là tập hợp các tiêu chuẩn, quy tắc và giá trị cơ bản được chấp nhận là đúng và có thể sử dụng làm nền tảng quản lý chất lượng. Chúng được cập nhật và thay đổi 8 nguyên tắc (ISO 9000) thành 7 nguyên tắc (ISO 9001) bởi các chuyên gia quốc tế của ISO/TC 176 chịu trách nhiệm cho sự phát triển và duy trì tiêu chuẩn quản lý chất lượng của ISO.





PHẦN 1: KHÁI NIỆM

Nguyên tắc 1: Tập trung vào khách hàng (định hướng khách hàng)

Trọng tâm chính của quản lý chất lượng là đáp ứng yêu cầu khách hàng và cố gắn vượt xa mong đợi khách hàng. Sự thành công bền vững đạt được khi tổ chức thu hút và duy trì được sự tin tưởng từ khách hàng và các bên quan tâm. Hiểu được như cầu hiện tại và tương lai của khách hàng và các bên quan tâm góp phần vào sự phát triển bên vững của tổ chức. 

Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo

Lãnh đạo các cấp thiết lập sự thống nhất về mục tiêu, phương hướng, tạo điều kiện để người tham gia được mục tiêu của tổ chức. Việc tạo ra sự thống nhất về mục tiêu, phương hướng và sự cam kết của người tham gia cho phép tổ chức điều chỉnh các chiến lược, chính sách và nguồn lực của tổ chức đó để đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

Nguyên tắc 3: Cam kết của mọi người.

Người có năng lực, được ủy quyền và tham gia ở các cấp trong doanh nghiệp là điều cần thiết để nâng cao năng lực của tổ chức. Để quản lý tổ chức có hiệu quả, điều quan trọng cần có là tôn trọng tất cả mọi người ở tất cả các cấp. Công nhân được trao quyền và nâng cao năng lực tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia hoàn thành cá mục tiêu chất lượng của tổ chức.

Nguyên tắc 4: Tiếp cận quy trình

Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các quy trình liên quan. Hiểu được kết quả tạo ra bởi hệ thống này cho phép tổ chức tối ưu hóa hệ thống và năng suất của nó. Dự đoán kết quả thích hợp đạt được hiệu quả cao hơn và hiệu lực hơn khi các hoạt động được hiểu và quản lý như 1 hệ thống có quy trình mạch lạc.

Nguyên tắc 5: Liên tục cải tiến (Kaizen)

Cải tiến là điều cần thiết cho tổ chức để duy trì mức độ hiện tại của hiệu suất, để phản ứng trong điều kiện thay đổi bên trong và bên ngoài tổ chức và tạo ra những cơ hội mới. Các tổ chức thành công cần tập trung vào cải tiến liên tục.

Nguyên tắc 6: Quyết định dựa trên chứng cứ 

Đừng bao giờ chủ quan. Hãy quyết định dựa trên sự phân tích và đánh giá của dữ liệu và thông tin có nhiều khả năng tạo ra kết quả mong muốn hơn. Việc ra quyết định có thể là một quá trình phức tạp và nó luôn bao gồm một số việc không chắc chắn. Điều quan trọng là phải hiểu các mối quan hệ nhân quả và các hậu quả không lường trước được. Dĩ nhiên, bằng chứng và phân tích dữ liệu dẫn đến tính khách quan và thuyết phục hơn trong việc ra quyết định.

Nguyên tắc 7: Quản lý quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng

Để luôn đạt được thành công, tổ chức cần quản lý quan hệ với các bên quan tâm chẳng hạn như nhà cung cấp. Các bên quan tâm ảnh hưởng đến hiệu suất của một tổ chức. Thành công bền vững có thể đạt được khi các mối quan hệ với các bên quan tâm được tổ chức quản lý để tối ưu hóa tác động của họ lên hiệu suất của doanh nghiệp. Quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp và đối tác đặt biệt quan trọng.
Viện UCI tổng hợp và lượt dịch theo iso.ogg - ISBN 978-92-67-10650-2.

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

CHUỖI CUNG ỨNG (SUPPLY CHAIN)

Chuỗi cung ứng là gì ?

"Chuỗi cung ứng" (Supply Chain) hay thường nhầm lẫn là Logistics) là một hệ thống bao gồm các tổ chức, con người và các hoạt động, các nguồn lực liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm (hoặc dịch vụ) từ tay người cung cấp, (hoặc nhà sản xuất) đến khách hàng (người tiêu dùng). Còn được gọi là hoạt động vận chuyển từ B to C, từ Bussiness đến Customer.
“Quản trị chuỗi cung ứng" bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics. Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.”

Vai trò của chuỗi cung ứng

“Bạn có biết một bộ quần áo phải trải qua những gì để đến tay bạn không? Đó là một hành trình dài kết hợp từ rất nhiều khâu khác nhau như: Các nhà cung cấp nguyên vật liệu (vải, chỉ, phụ liệu…), các nhà máy, xưởng gia công vải theo mẫu mã, các hệ thống phương tiện vận chuyển từ công xưởng đến công ty chính, các đại lý, cửa hàng bán sỉ, bán lẻ và cuối cùng mới tới tay chúng ta.
Ví dụ trên cho thấy, chuỗi cung ứng tham gia vào gần như tất cả mọi hoạt động sống diễn ra hàng ngày trên thế giới này. Vấn đề ở đây là bạn quản lý chuỗi cung ứng này như thế nào để mang lại hiệu quả và doanh thu cao nhất cho công ty của mình?
Một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp cũng như các cá nhận hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu là việc phải quản trị chuỗi cung ứng như thế nào? Yếu tố này có liên quan sống còn đến việc doanh thu của công ty tăng trưởng hay bị tụt dốc? Chi phí hoạt động được giảm bớt hay đang đội lên?
Yêu cầu này đang góp phần làm nhu cầu nhân lực hoạt động trong chuỗi cung ứng tăng lên, cũng như đang tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Việt hơn.
Tóm lại: Khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn và bao gồm cả Logistics và quá trình sản xuất. Ngoài ra, chuỗi cung ứng chú trọng hơn đến hoạt động mua hàng (procurement) trong khi Logistics giải quyết về chiến lược và phối hợp giữa marketing và sản xuất.
Nguồn: Viện UCI tổng hợp
---------------------------------
Tham khảo khóa học QAQC: http://uci.vn/khoa-hoc-qaqc-b394.php
Tham khảo khóa học HSE: http://uci.vn/khoa-hoc-hse-b393.php
Tham khảo khóa học FSMS ISO 22000 & HACCP: http://uci.vn/haccp-b392.php

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

SỰ KHÁC BIỆT CHÍNH CỦA ISO 45001:2018 VÀ OHSAS 18001

SỰ KHÁC BIỆT CHÍNH CỦA 

ISO 45001:2018 VÀ OHSAS 18001

Việc phát hành tiêu chuẩn ISO 45001:2018 được cho là sự kiện quan trọng nhất đối với các nhà quản lý EHS (Environment – Health - Safety). Tiêu chuẩn mới này, sẽ thay thế OHSAS 18001, theo cách tiếp cận của các hệ thống quản lý khác như ISO 14001 và ISO 90001 và nhấn mạnh về sự cam kết quản lý, sự tham gia của nhân viên và kiểm soát rủi ro. Dưới đây là tổng quan về ISO 45001 và danh mục các điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tiêu chuẩn.

ISO 45001 là gì?

·   ISO 45001:2018 được ban hành mới nhất vào ngày 12 tháng 3 năm 2018 và là tiêu chuẩn quốc tế mới về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
·    ISO 45001 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và hướng dẫn sử dụng, cho phép các tổ chức/doanh nghiệp phải tạo ra/hình thành nơi làm việc an toàn và lành mạnh bằng cách ngăn chặn thương tích, bệnh tật, tính mạng liên quan đến công việc và chủ động cải thiện việc thực hiện OH&S (Occupational Health Safety).
·    ISO 45001 áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào trên thế giới bất kể quy mô, loại hình hoặc tính chất của doanh nghiệp.
·   ISO 45001 thay thế OHSAS 18001, tài liệu tham khảo trước đây của thế giới về quản lý OH&S (các tổ chức hiện được chứng nhận theo OHSAS 18001 đến ngày 12 tháng 3 năm 2021 sẽ được chuyển sang ISO 45001).

ISO 45001 giống OHSAS 18001 như thế nào?

·    Mục đích: mục đích chung để tạo ra khuôn khổ quản lý phòng ngừa thương tích, bệnh tật và tính mạng của nhân viên là như nhau đối với cả 2 tiêu chuẩn.
·    Hoạch định-thực hiện- kiểm tra- hành động: chu kỳ PDCA là nền tảng tạo ra nguyên tắc cho 2 tiêu chuẩn.
·   Các điểm tương đồng khác: Nhiều yêu cầu được đề cập trong OHSAS 18001 mặc dù đã hợp nhất, xây dựng lại hoặc mở rộng đều có trong ISO 45001, bao gồm các yêu cầu chính sách; xác định các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác; mục tiêu cải tiến; yêu cầu nhận thức; yêu cầu năng lực; các nguồn lực cần thiết để hỗ trợ hệ thống; và các yêu cầu để theo dõi, đo lường và phân tích cách thức hoạt động và cải tiến của OH&S.

Một số điểm khác biệt chính giữa ISO 45001 và OHSAS 18001 là gì?

·    Cấu trúc: cấu trúc của ISO 45001 dựa trên Phụ lục SL (1) là khung lược sử dụng trong các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác, giúp việc triển khai dễ dàng và hiệu quả hơn.
·    Cam kết quản lý: ISO 45001 yêu cầu kết hợp giữa sức khỏe và an toàn vào hệ thống quản lý tổng thể của tổ chức, yêu cầu quản lý để lãnh đạo có vai trò mạnh mẽ hơn trong OH&S.
·    Sự tham gia của người lao động: ISO 45001 yêu cầu đào tạo và giáo dục nhân viên để xác định các rủi ro và giúp tạo thành một chương trình an toàn hoàn thiện, cho phép sự tham gia rộng rãi của nhân viên.
·   Mối nguy hiểm và rủi ro: ISO 45001 tuân theo quy trình phòng ngừa, yêu cầu đánh giá và khắc phục các rủi ro nguy hiểm trước khi gây tai nạn và thương tích, không giống như OHSAS 18001 chỉ tập trung vào kiểm soát nguy cơ.

Viện UCI tổng hợp và lược dịch
Chú thích: (1) Phụ lục SL là cấu trúc cấp được tạo bởi ISO để cung cấp một cấu trúc tổng quát, văn bản cốt lõi giống nhau các thuật ngữ và định nghĩa chung cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý. Nó được thiết kế để giúp các tổ chức phải tuân thủ nhiều hơn một tiêu chuẩn hệ thống quản lý một cách dễ dàng hơn.
Nguồn: EHSVOICE


Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

CÁC TIÊU CHÍ CỦA HỆ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM


Vòng đời sản phẩm đều trải qua 3 giai đoạn: thiết kế, sản xuất và đưa vào sử dụng. Việc quản trị chất lượng (được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001) theo từng giai đoạn của sản phẩm sẽ bao gồm các nội dung sau:

QLCL trong khâu thiết kế: phân hệ đầu tiên trong khâu quản lý,các thông số kỹ thuật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Vì thế, để tạo ra những sản phẩm tốt cho khách hàng, sản phẩm được thiết kế phải dựa vào các yêu cầu sau:
Đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thích ứng với khả năng.
 Đảm bảo tính cạnh tranh.
 Tối thiểu hoá chi phí.


QLCL trong khâu sản xuất: khâu quan trọng không kém sau khâu thiết kế, vì vậy việc quản trị ở khâu này cần thực hiện đầy đủ và đúng các nhiệm vụ sau:
 Đáp ứng đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng, chúng loại và địa điểm của nguyên vật liệu.
Kiểm tra đầu vào của vật tư chuẩn bị đưa vào sản xuất.
Phát hiện sai sót, tìm sai sót và loại bỏ.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh.
 Đánh giá chung sản phẩm thông qua các thông số kỹ thuật, tỉ lệ sai hỏng của thành phẩm.


QLCL trong và sau khi bán hàng: doanh thu của doanh nghiệp phụ thuộc vào công đoạn bán hàng. Muốn quản lý tốt khâu này cần thực hiện một số nhiệm vụ như:
Chế độ dịch vụ bảo trì, bảo hành, hậu mãi hợp lý.

 Phổ biến các tính năng, điều kiện và phạm vi sử dụng (nếu có) của sản phẩm đến người tiêu dùng.
 Những vấn đề liên quan đến việc vận chuyển, cung ứng sản phẩm sao cho mức chi phí đến tay người tiêu dùng thấp nhất có thể.
Nguồn: Viện UCI tổng hợp

---------------------------------

Tham khảo khóa học QAQC: http://uci.vn/khoa-hoc-qaqc-b394.php

Tham khảo khóa học HSE: http://uci.vn/khoa-hoc-hse-b393.php

Tham khảo khóa học FSMS ISO 22000 & HACCP: http://uci.vn/haccp-b392.php

---------------------------------

🏡 Địa chỉ: 97 Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

👍 Liên hệ tin nhắn tại fanpage của Viện UCI

 Hotline: 028.6276.5771 - 0919.036.365

☘️ Zalo: 0919.036.365

🌄Website: uci .vn

📧 Email: info@uci.vn


Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018


10 LÝ DO ĐỂ BẠN HỌC ISO 

Quản lý chất lượng bạn cần có ISO 9001 
Quản lý môi trường bạn cần có ISO 14001
Quản lý an toàn thực phẩm bạn cần có ISO 22000
Vậy ISO giúp ích được gì?và vì sao bạn cần phải học ISO?mời các bạn cùng tìm hiểu nhek 








TĂNG KHẢ NĂNG TRÚNG TUYỂN
Hiện nay, các công ty có khuynh hướng lập ISO để quản lý tốt hơn và theo yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, chính vì thế đây cũng có thể là chủ đề trong các buổi phỏng vấn, hãy tự tin trả về ISO 9001, ISO 14001 mà bạn đã tự trang bị để vượt qua vòng phỏng vấn một cách thuyết phục.
 LÀM NGHỀ TAY TRÁI
Nếu không theo đúng chuyên ngành mình đam mê thì bạn có thể làm ở bộ phận QA/QC, KCS, ban ISO của một công ty bất kỳ ngành nghề nào.
ISO GIÚP GIAO TIẾP TỐT
Trong 1 công ty có ISO thì nhiều bộ phận tham gia, chính vì thế nằm trong ban ISO thì có thể đây là động lực để bạn có thể giao lưu và trao đổi thông tin tốt nhất.
MỨC LƯƠNG PHÙ HỢP VỚI NĂNG LỰC
Khi nằm trong ban ISO của công ty thì bạn sẽ là người quan trọng vì góp phần giúp công ty cải tiến hệ thống quản lý chất lượng thỏa mãn như cầu ngày càng cao của khách hàng, quản lý môi trường xanh, sạch đẹp hơn.
ISO LÀ TIÊU CHUẨN "CẠNH TRANH"
Hiện nay, nhiều công ty đặt ISO 9001 hoặc 14001 trên các bảng hiệu, nó xuất hiện trên cả đồ hộp, chai nước; dù là doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng ISO trong: tư vấn, dịch vụ, sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp,...Ngành nghề nào cũng học được ISO: cử nhân kinh tế, kỹ sư,.... Kể cả các đơn vị nhà nước hành chánh và sự nghiệp.
PHÂN BIỆT DOANH NGHIỆP VÀ CHUYÊN MÔN CỦA BẠN
Doanh nghiệp lớn và có trách nhiệm thông thường sẽ áp dụng ISO 9001, ISO 14001 trong dịch vụ và sản xuất để thỏa mãn yêu cầu khách hàng và quan tâm đến môi trường tốt hơn. Đây cũng là 1 bước để bạn hoặc doanh nghiệp bạn lựa chọn đối tác, lựa chọn khách hàng.
 KỸ NĂNG QUẢN LÝ
Học iso bạ sẽ có kiến thức để quản lý từ cái nhỏ nhất (1 tiệm cà phê, quán ăn, shop thời trang,..) đến cả 1 công ty, tập đoàn đều tốt; có kế hoạch training cho nhân viên; thu thập ý kiến khách hàng để cải tiến hay để lập kế hoạch kinh doanh,....
 TRÁCH NHIỆM
Học ISO 14001 để có trách nhiệm với môi trường hơn (bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi người); trách nhiệm với khách hàng hơn (luôn đặt sự thỏa mãn khách hàng lên cao nhất – khách hàng là thượng đế) và có trách nhiệm thì mới có cải tiến, có quyền lợi và phát triển
 SỰ TƯƠNG THÍCH VÀ TIẾP THU NHANH
ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, OHSAS 18001, … đều có nét tương đồng dựa trên PDCA. Biết được 1 hệ thống bạn sẽ dễ dàng tiếp thu rất rất nhanh các hệ thống còn lại khi làm ở các lĩnh vực khác nhau.
 BƯỚC ĐỆM CỦA THÀNH CÔNG VÀ THĂNG TIẾN
Bạn có ước mơ trở thành một CEO thì đòi hỏi ngoài kinh nghiệm còn có các kỹ năng về quản lý và ISO là công cụ không thể thiếu trong chiến lược phát triển sự nghiệp của bản thân. Trước khi trở thành một CEO thực thụ thì bạn phải trải qua các quá trình học tập, trao dồi kỹ năng,…thì ISO là một trong những công cụ giúp bạn thực hành tốt nhất
---------------------------------
🏡 Địa chỉ: 97 Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
👍 Liên hệ tin nhắn tại fanpage của Viện UCI
 Hotline: 028.6276.5771 - 0919.036.365
☘️ Zalo: 0919.036.365
🌄Website: uci .vn
📧 Email: info@uci.vn

---------------------------------

😍Tham khảo khóa học QAQC: http://uci.vn/khoa-hoc-qaqc-b394.php
😍Tham khảo khóa học HSE: http://uci.vn/khoa-hoc-hse-b393.php
😍Tham khảo khóa học FSMS ISO 22000 & HACCP: http://uci.vn/haccp-b392.php

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Một số thuật ngữ và khái niệm về môi trường

Một số thuật ngữ và khái niệm về 

môi trường


Hít thở trong môi trường trong lành, thực phẩm được lấy từ nguồn thiên nhiên tươi mát đó chính là cuộc sống mà chúng ta đang hướng tới. Hiểu được tầm quan trọng của môi trường, Viện UCI đã tích hợp một số khái niệm giúp các bạn hiểu rõ hơn về môi trường và hành động đúng đắn hơn với môi trường.



1- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
2- Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
3- Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường.
4- Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.
5- Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
6-Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác.
7- Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
8Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm.
9- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
10- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
11- Chất thải là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, khí, lỏng hoặc các dạng khác.
12- Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
13- Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất.
14- Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại. Nói cách khác, chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.
15Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
16- Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên.
17- Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. Sự cố môi trường có thể xảy ra do:
a- Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa a xit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác.
b- Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.
c- Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác.
d- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa phóng xạ.
Trong một số văn liệu, khái niệm sự cố môi trường được hiểu như tai biến môi trường.
18- Khí thải gây hiệu ứng nhà kính là các loại khí tác động đến sự trao đổi nhiệt giữa trái đất và không gian xung quanh làm nhiệt độ của không khí bao quanh bề mặt trái đất nóng lên.
19- Hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính là khối lượng khí gây hiệu ứng nhà kính của mỗi quốc gia được phép thải vào bầu khí quyển theo quy định của các điều ước quốc tế liên quan.
20- Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau.
21- Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái.
22- Môi trường địa chất (Geological Environment)  là phần trên cùng của vỏ Trái đất, bao gồm lớp thổ nhưỡng, nham thạch, khoáng sản, nước dưới đất cùng những trường vật lý hình thành trong đó, nơi bị con người khai phá để sinh sống và tiến hành các hoạt động kinh tế, kỹ thuật, nơi trực tiếp chịu ảnh hưởng (tốt hoặc xấu) của các hoạt động nhân sinh và ngược lại cũng tác động trở lại với con người, chi phối điều tiết một cách tự nhiên, tạo thuận lợi hoặc trở ngại cho cuộc sống và hoạt động của con người.
23- Địa chất môi trường (Environmental Geology)  là lĩnh vực khoa học địa chất nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa con người với địa chất môi trường như một bộ phận cấu thành môi trường sống của giới hữu sinh. Địa chất môi trường vận dụng cơ sở lý thuyết và phương pháp luận cùng những tri thức của Địa chất học vào việc phát hiện, giải thích, đánh giá bản chất, quy luật hình thành tiến hóa của các hiện tượng và quá trình địa chất phát sinh, hoặc dự báo có thể phát sinh, do tác động qua lại giữa địa chất môi trường với con người và những hoạt động nhân sinh; từ đó đề xuất các biện pháp để một mặt phòng ngừa, chế ngự những tác động tiêu cực, mặt khác tận dụng, phát huy những tác động tích cực từ cả hai phía nhằm bảo vệ, cải tạo, hoàn thiện và sử dụng tối ưu địa chất môi trường vì sự an ninh sinh thái và sự phát triển bền vững của xã hội loài người
24- Thiên tai hoặc sự cố môi trường gây ra thiệt hại nghiêm trọng được gọi là thảm hoạ môi trường.
25- Tai biến địa chất (TBĐC) (geological hazards) là những quá trình và hiện tượng địa chất gây tai họa cho môi trường và sự sống của con người cũng như sinh vật. Tai biến địa chất có thể có nguyên nhân tự nhiên như: động đất, hoạt động núi lửa, sóng thần, trượt đất, lũ bùn đá… hoặc nhân tạo (kỹ thuật) như: sụt lún mặt đất, động đất kích thích do xây dựng hồ chứa nước lớn, thử bom hạt nhân, ô nhiễm môi trường do phóng xả chất thải độc hại…
Nhóm I: Các tai biến địa chất nguồn gốc nội sinh: Động đất; Núi lửa (phun dung nham, phun tro, phun xỉ, khí núi lửa);
Nhóm II: Các tai biến địa chất nguồn gốc ngoại sinh: Lũ quét, tích tụ, bồi lắng đất đá; Xói mòn bề mặt; Xói lở và bồi tụ bờ sông; Xói mòn bờ biển (xói lở và bồi tụ bờ biển); Sụt lún đất đá; Thổi mòn, cát bay; Xâm nhập mặn; Các tai biến địa chất liên quan đến hiện tượng karst; Các tai biến địa chất liên quan đến địa chất thủy văn (ĐCTV) (bán ngập nước các tầng sản phẩm thông nhau, hiện tượng phun bùn).
Nhóm III: Các tai biến địa chất nguồn gốc nhân sinh: Tai biến do khai thác khoáng sản, nước dưới đất; Động đất kích thích; Ô nhiễm đất; Ô nhiễm nước.
Nhóm IV: Các tai biến địa chất nguồn gốc hỗn hợp: Trượt đất: trượt đất, lở đất, trượt đá, lở đá, đá đổ, đá rơi, dòng đá rắn; Nứt đất; Các tai biến địa chất liên quan đến trường từ, điện, phóng xạ; Tai biến địa hóa sinh thái (thừa thiếu vi nguyên tố, dị thường vi nguyên tố độc hại gây bệnh diện rộng và diện hẹp) ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, vật nuôi, thực vật; Sa mạc hóa.

26- Rủi ro (risk) là sự ước lượng giá trị thiệt hại của tai biến thông qua đánh giá xác suất xảy ra sự cố. W. Smith (1996) định nghĩa rủi ro là sự phơi bày các giá trị (tài sản, tính mạng) của con người trước tai biến và thường được coi là tổ hợp giữa xác suất (xảy ra sự cố) và sự mất mát. Do đó, chúng ta có thể xác định tai biến là nguyên nhân, là sự đe doạ tiềm tàng đến tính mạng và tài sản của con người. Rủi ro là hậu quả của các dự báo về thiệt hại một khi có sự cố xảy ra do một quá trình tai biến nào đó
 Sở Địa chất Hoa Kỳ tính rủi ro bằng phương trình: R = F (Pc . Cv)
Trong đó F – Hệ số rủi ro; R – Rủi ro tính bằng tiền; Pc – Là xác suất xảy ra sự cố trong thời gian một năm; Cv – Là thiệt hại do sự cố gây ra.

Lời kết: Để hiểu sâu hơn những vấn đề liên quan đến môi trường các bạn hãy đến với Viện Nghiên Cứu Quản Trị Kinh Doanh UCI với khóa học 
Chuyên gia Quản lý Môi trườngMục đích của khóa học không chỉ giúp các bạn trao dồi thêm những kiến thức thực tiễn mà còn áp dụng tốt hơn vào trong đời sống, công việc hằng ngày bởi vì: ''Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính bản thân chúng ta''.
Tài liệu tổng hợp

Một số khái niệm dùng trong ngành Thực phẩm

Một số khái niệm dùng trong ngành Thực phẩm


Ngày nay, thế kỷ 21, là thế kỷ của tên lửa, của khoa học kỹ thuật, là thời kì phát triển vô cùng vượt bậc và nhanh chóng. Không nằm ngoài thực tại đó, Việt Nam ta cũng đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển với một tốc độ chóng mặt. Kinh tế phát triển, nhu cầu của người Việt Nam càng ngày càng cao. Không còn chỉ tiêu ăn no, mặc ấm nữa mà lại trở thành ăn ngon mặc đẹp. Tuy vậy, việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa đc nhiều người chú ý đến. Trong đầu chúng ta phải luôn nghĩ rằng thứ mình ăn có an toàn không, có độc không, hay có sạch không, hãy cùng Viện UCI tìm hiểu về một số khái niệm trong ngành thực phẩm.

Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản.Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người.
An toàn thực phẩm (Food safety) là khái niệm chỉ ra thực phẩm sẽ không gây nguy hại cho người tiêu dùng khi được chế biến và dùng theo đúng mục đích sử dụng dự kiến. An toàn thực phẩm liên quan đến sự có mặt của các mối nguy hại về an toàn thực phẩm mà không bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sức khỏe con người như thiếu dinh dưỡng.
Chuỗi thực phẩm (Food chain) là trình tự các giai đoạn và hoạt động liên quan đến sản xuất, chế biến, phân phối, bảo quản và sử dụng thực phẩm và thành phần của thực phẩm đó từ khau sơ chế đến tiêu dùng. Điều này bao gồm cả việc sản xuất thức ăn cho vật nuôi dùng làm thức ăn chăn nuôi và cho gia súc sử dụng để chế biến thực phẩm. Chuỗi thực phẩm bao gồm cả việc sản xuất các nguyên liệu sẽ tiếp xúc với thực phẩm hoặc nguyên liệu thô.
Mối nguy hại về an toàn thực phẩm (Food safety hazards) là tác nhân sinh học, hóa học hoặc vật lý trong thực phẩm hoặc tình trạng của thực phẩm có khả năng gây ra ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Chú ý không nhầm thuật ngữ “Mối nguy hại” với thuật ngữ “Rủi ro” mà trong ngữ cảnh an toàn thực phẩm “rủi ro” có ý chỉ sự kết hợp giữa xác suất của ảnh hưởng bất lợi về sức khỏe như bị bệnh và mức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng đó (như chết, vào bệnh viện, không làm việc được,…) khi chịu tác động bởi 1 mối nguy hại nhất định. Mối nguy hại về an toàn thực phẩm bao gồm cả các chất gây dị ứng. Đối với thức ăn và thành phần thức ăn gia súc, mối nguy hại về an toàn thực phẩm liên quan đến những rủi ro có thể có trong và hoặc trên thức ăn và thành phần thức ăn gia súc có thể truyền sang thực phẩm thông qua việc tiêu thụ thức ăn gia súc đó, do đó có khả năng gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Trong trường hợp các hoạt động không liên quan trực tiếp đến thức ăn gia súc và thực phẩm (ví dụ như sản xuất vật liệu bao gói, đại lý làm sạch,..) thì các mối nguy hại về an toàn thực phẩm liên quan là những mối nguy hại có thể truyền trực tiếp hoặc gián tiếp vào thực phẩm do mục đích sử dụng dự kiến của sản phẩm và/hoặc dịch vụ được cung cấp và do đó có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Chính sách an toàn thực phẩm (Food safety policy): Mục tiêu và định hướng tổng thể của tổ chức liên quan đến an toàn thực phẩm như tuyên bố chính thức của lãnh đạo cao nhất.
Sản xuất thực phẩm, kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển, buôn bán thực phẩm.
Cơ sở chế biến thực phẩm là doanh nghiệp, hộ gia đình, bếp ăn tập thể nhà hàng và cơ sở chế biến thực phẩm khác.
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý xảy ra do ăn, uống thực phẩm có chứa chất độc.
Bệnh truyền qua thực phẩm là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh.
Phụ gia thực phẩm là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thành phần thực phẩm trong quá trình chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển thực phẩm nhằm giữ nguyên hoặc cải thiện đặc tính nào đó của thực phẩm (là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm)
Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là chất được sử dụng trong quá trình chế biến nguyên liệu thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm nhằm hoàn thiện công nghệ xử lý, chế biến thực phẩm.
Vi chất dinh dưỡng là vitamin, chất khoáng có hàm lượng thấp cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống của cơ thể con người.
Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, có tác đụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.
Thực phẩm có nguy cơ cao là thực phẩm có nhiều khả năng bị các tác nhân sinh học, hóa học, lý học xâm nhập gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng các nguồn có hoạt tính phóng xạ để bảo quản và ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.
Gen là một đoạn trên phân tử nhiễm sắc thể có vai trò xác định tính di truyền của sinh vật.
Thực phẩm có gen đã bị biến đổi là thực phẩm có nguồn gốc từ sinh vật có gen đã bị biến đổi do sử dụng công nghệ gen.
Bệnh truyền qua thực phẩm là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh.
Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.
Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.
Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.
Lô sản phẩm thực phẩm là một số lượng xác định của một loại sản phẩm cùng tên, chất lượng, nguyên liệu, thời hạn sử dụng và cùng được sản xuất tại một cơ sở.
Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm là khả năng các tác nhân gây ô nhiễm xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Ô nhiễm thực phẩm là sự xuất hiện tác nhân làm ô nhiễm thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.
Sản xuất ban đầu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác.
Sơ chế thực phẩm là việc xử lý sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra nguyên liệu thực phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm.
Sự cố về an toàn thực phẩm là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.
Tác nhân gây ô nhiễm là yếu tố không mong muốn, không được chủ động cho thêm vào thực phẩm, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến an toàn thực phẩm.
Thời hạn sử dụng thực phẩm là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.
Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng.
Thực phẩm đã qua chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.
Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.
Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gúi và ghi nhón hoàn chỉnh, sẵn sàng để bỏn trực tiếp cho mục đớch chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là việc truy tỡm quỏ trỡnh hỡnh thành và lưu thụng thực phẩm.
Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.
Ghi nhãn hàng hoá là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
Nhãn gốc của hàng hoá là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên hàng hoá.

Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu.
Bao bì thương phẩm của hàng hoá là bao bì chứa đựng hàng hoá và lưu thông cùng với hàng hoá.
Bao bì thương phẩm của hàng hoá gồm hai loại: bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.
Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hoá, tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hoá;

Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hoá có bao bì trực tiếp.
Lưu thông hàng hoá là hoạt động trưng bày, vận chuyển, lưu giữ hàng hoá trong quá trình mua bán hàng hoá, trừ trường hợp vận chuyển hàng hoá của tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hoá từ cửa khẩu về kho lưu giữ.
Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá là tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hoặc đại lý theo đăng ký kinh doanh của các đối tượng quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
Định lượng của hàng hoá là lượng hàng hóa được thể hiện bằng khối lượng tịnh, thể tích thực, kích thước thực hay số lượng theo số đếm hàng hoá.
Ngày sản xuất là mốc thời gian hoàn thành sản xuất, chế biến, lắp ráp, đóng chai, đóng gói hoặc các hình thức khác để hoàn thiện công đoạn cuối cùng của hàng hoá đó.
Hạn sử dụng là mốc thời gian mà quá thời gian đó thì hàng hoá không được phép lưu thông.
Hạn bảo quản là mốc thời gian mà quá thời gian đó hàng hoá không còn đảm bảo giữ nguyên chất lượng và giá trị sử dụng ban đầu.
Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.
Thành phần của hàng hoá là các nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi.
Thành phần định lượng là lượng của mỗi loại nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hoá đó.
Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản hàng hoá là thông tin liên quan đến cách sử dụng, các điều kiện cần thiết để sử dụng, bảo quản hàng hoá; cảnh báo nguy hại; cách xử lý khi xảy ra sự cố nguy hại.
Điều kiện sức khoẻ là tình trạng người lao động không mắc các chứng và hoặc bệnh truyền nhiễm mang các tác nhân gây bệnh có thể làm ô nhiễm thực phẩm, gây mất an toàn đối với sản phẩm và có thể cả người tiêu dùng.
Người lao động là những người đang hoặc sẽ làm việc trực tiếp trong dây chuyền chế biến thực phẩm, phục vụ ăn uống.
Người lao động trực tiếp kinh doanh độc lập là người trực tiếp chế biến và bán thực phẩm để ăn ngay (không có bao gói hoặc bao gói đơn giản) hoặc người mua lại để trực tiếp bán các thực phẩm để ăn ngay.
Người lành mang trùng là người không có các triệu chứng lâm sàng của bệnh đường ruột nhưng mang vi khuẩn gây bệnh và có thể là nguồn lây nhiễm sang người và môi trường, trong đó có thực phẩm.
Chứng bệnh truyền nhiễm là biểu hiện lâm sàng của các bệnh mang tác nhân truyền nhiễm có thể lây bệnh cho người qua đường tiêu hoá.
Cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống cố định là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
Cơ sở bán thực phẩm là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
Cửa hàng ăn hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo).
Nhà hàng ăn uống là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
Quán ăn là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng.
Căng tin là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.
Chợ là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.

Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
Siêu thị là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.
Hội chợ là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.
Sản phẩm cuối (End product): Sản phẩm mà tổ chức không phải chế biến hoặc chuyển đổi gì them. Sản phẩm chịu sự chế biến hoặc chuyển đổi của một tổ chức khác là sản phẩm cuối của tổ chức thứ nhất và là nguyên liệu thô hoặc thành phần của tổ chức thứ hai.
Lưu đồ (Flow diagram): Thể hiện có hệ thống dưới dạng biểu đồ trình tự và mối tương tác giữa các bước.

Biện pháp kiểm soát (Control Measure): Hành động và hoạt động (an toàn thực phẩm) có thể sử dụng để ngăn ngừa hoặc loại trừ mối nguy hại về an toàn thực phẩm hoặc giảm thiểu nó đến mức chấp nhận được.

Chương trình tiên quyết PRP (Prerequisite programme): Điều kiện và hoạt động cơ bản (an toàn thực phẩm) cần thiết để duy trì môi trường vệ sinh trong toàn bộ chuỗi thực phẩm phù hợp cho sản xuất, sử dụng và cung cấp sản phẩm cuối an toàn và thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Các chương trình tiên quyết cần phải phụ thuộc vào phân đoạn của chuỗi thực phẩm mà tổ chức hoạt động và loại hình của tổ chức.

Ví dụ về các thuật ngữ tương đương
 là: Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thực hành thú y tốt (GVP), thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Thực hành chế tạo tốt (GPP), thực hành phân phối tốt (GDP), thực hành thương mại tốt (GTP)
Chương trình hoạt động tiên quyết (Operational Prerequisite programme) là các chương trình tiên quyết được xác định bằng việc sử dụng phân tích mối nguy hại làm yếu tố thiết yếu để kiểm soát khả năng tạo ra các mối nguy hại về an toàn thực phẩm cho sản phẩm và/hoặc nhiễm bẩn hoặc sự gia tăng các mối nguy hại về an toàn thực phẩm trong sản phẩm hoặc môi trường chế biến.
Điểm kiểm soát tới hạn CCP (Critical Control Points): Giai đoạn (an toàn thực phẩm) tại đó có thể áp dụng việc kiểm soát và là giai đoạn thiết yếu để ngăn ngừa hoặc loại trừ mối nguy hại về an toàn thực phẩm hoặc giảm nguy cơ ngày đến mức chấp nhận được.
Giới hạn tới hạn (Critical limit) là chuẩn mực để phân biệt sự có thể và không thể chấp nhận được. Giới hạn tới hạn được thiết lập để xác định xem điểm kiểm soát tới hạn còn trong kiểm soát hay không. Nếu vượt quá hoặc vi phậm giới hạn tới hạn thì sản phẩm liên quan được coi là tiềm ẩn sự không an toàn.
Theo dõi (Monitoring): Việc thực hiện theo trình tự các quan sát hoặc đo lường theo hoach định để đánh giá xem biện pháp kiểm soát có được thực hiện như dự kiến hay không.

Xác nhận giá trị sử dụng là việc cung cấp bằng chứng chứng tỏ rằng biện pháp kiểm soát được quản lý bởi kế hoạch
HACCP và các chương trình hoạt động tiên quyết là có khả năng mang lại hiệu lực.
Kiểm tra xác nhận: Sự khẳng định, thông qua việc cung cấp bằng chứng khách quan rằng các yêu cầu quy định đã được thực hiện.
Tiêu chuẩn GMP – Good Manufacturing Practices là mô hình quản lý doanh nghiệp thực phẩm dựa trên các hoạt động về quản lý đầu vào, quản lý sản xuất, quản lý lưu kho, vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh nhân viên, vệ sinh trang thiết bị nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh trong môi trường sản xuất và chế biến thực phẩm của doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn HACCP – (Hazard Analysis Critical Control Points là chương trình phân tích và phòng ngừa và ngăn chặn các nhân tố gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng có trong sản phẩm thực phẩm một cách chặt chẽ và hiệu quả.

Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế do tổ chức ISO, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế xây dựng lên. Áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tiêu chuẩn này có giá trị trên toàn cầu.
Tiêu chuẩn BRC là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đưa ra các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng cần thiết để xác định các rủi ro về chất lượng và an toàn thực phẩm cũng như để đánh giá và theo dõi các biện pháp kiểm soát do hội đồng bán lẻ Anh quốc phát triển. BRC từng là tiêu chuẩn được dùng phổ biến nhất trong khối giao dịch thực phẩm toàn cầu, hiện nay vẫn còn rất giá trị trong cho trong hiệp hội bán lẻ Anh quốc.
IFS là tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm do hội đồng bán lẻ Đức, Pháp, Ý phát triển. Tiêu chuẩn này bao gồm các điều khoản chi tiết và cụ thể cho 2 lĩnh vực: lĩnh vực chế biến thực phẩm và lĩnh vực vận tải thực phẩm. Tiêu chuẩn này cũng được áp dụng rộng rãi trong thị trường thực phẩm thế giới. Đặc biệt phổ biến trong khối giao dịch bán lẻ của Đức, Pháp, Ý.

Tiêu chuẩn SQF là tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm do viện Food Marketing Institute của Mỹ phát triển
.
Tài liệu tổng hợp