THÔNG BÁO THÔNG BÁO: Lịch khai giảng tháng 3 và tháng 4/2019
🛑🛑ĐẶC BIỆT: Cập Nhật Module: Giải Quyết Vấn Đề Theo Phương Pháp 6 Sigma - Kaizen 5S
👉Bạn Muốn Biết QAQC - HSE - FSMS New Version 2019??
👉Tham Khảo ngay Khóa Học 2019 Viện UCI đi Nào:
👉Khóa học QAQC New: http://uci.vn/khoa-hoc-qaqc-b394.php
👉Khóa Học HSE NEW: http://uci.vn/khoa-hoc-hse-b393.php
👉Khóa Học FSMS ISO 22000&HACCP NEW: http://uci.vn/haccp-b392.php
---------------------------------
🌟Ngày khai giảng khóa học Tháng 03 - 04/2019
- Ca nguyên ngày chủ nhật ( Sáng: 8h30 - 11h30; Chiều: 13h - 16h ) : Khai giảng vào ngày 31/03/2019 (Tại cơ sở 2)
- Ca nguyên ngày chủ nhật ( Sáng: 8h30 - 11h30; Chiều: 13h - 16h ) : Khai giảng vào ngày 07/04/2019 (Tại cơ sở 1)
- Ca tối 2 - 4 - 6 ( 18h - 21h ) : Khai giảng vào ngày 01/04/2019 (Tại cơ sở 1)
- Ca tối 3 - 5 - 7 ( 18h - 21h) : Khai giảng vào ngày 23/04/2019 (Tại cơ sở 1)
---------------------------------
🏡 Cơ sở chính (Tư vấn + Đăng ký khóa học): 97 Đặng Dung, P. Tân Định, Q.1, TP. HCM.
🏡Cơ sở 2: Số 68/29B đường Trần Quang Khải, P. Tân Định, Q.1, TP. HCM.
👍 Liên hệ tin nhắn tại fanpage của Viện UCI
☎ Hotline: 028.6276.5771 - 0919.036.365
☘️ Zalo: 0919.036.365 - 0909.037.365
🌄Website: uci .vn
📧 Email: info@uci.vn
Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019
Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019
ISO 22000 - GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM CHO NHÀ SẢN XUẤT VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt . Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra. Tóm lại, thực phẩm trên thị trường ngày nay rất đa dạng từ nguyên liệu đến thành phẩm gây ra sự hoang mang cho người tiêu dùng. Do đó cần phải hiểu như thế nào là an toàn thực phẩm - thế nào là ISO 22000 và công dụng của nó cùng với khóa học FSMS.
Nguồn: Viện UCI
Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019
Sơ đồ chuỗi giá trị (Value Stream Mapping –
VSM) là một phương pháp lập bản đồ trực quan về “con đường” sản xuất của sản
phẩm (vật liệu và thông tin) từ "cửa đến cửa". Sơ đồ chuỗi giá trị có
thể cho thấy được toàn bộ hệ thống từ khi khởi đầu để giúp nhà quản lý, kỹ sư,
công nhân sản xuất, người lập chương trình, nhà cung cấp và khách hàng nhận ra
sự lãng phí và xác định nguyên nhân của nó. Quá trình này bao gồm lập bản đồ
"thực trạng hiện tại" tập trung vào những gì bạn muốn hay được gọi là
kế hoạch chi tiết "thực trạng tương lai" có thể xem như là nền tảng
cho các chiến lược cải tiến tinh gọn khác
Một chuỗi giá trị là tất cả các hành động (cả giá trị gia tăng và
giá trị không gia tăng) hiện tại đang cần để mang lại một sản phẩm thông qua
các luồng chảy chính cần thiết cho mỗi sản phẩm:
- Lưu lượng dòng chảy sản xuất từ nguyên liệu thô cho đến tay
người tiêu dùng.
- Lưu lượng dòng chảy được thiết kế từ ý tưởng đến khi khởi động.
Một chuỗi giá trị có nghĩa là làm việc trên một bức tranh lớn,
không chỉ là quá trình cá nhân và không chỉ là tối ưu hóa các bộ phận mà là quá
trình cải tiến toàn bộ.
Trong dòng chảy sản xuất, sự chuyển động của nguyên liệu thông qua
nhà máy là dòng chảy thường được chúng ta nghĩ đến nhưng sẽ có một dòng chảy
khác “dòng chảy thông tin” mô tả cho mỗi quá trình những gì phải thực hiện hoặc
phải làm gì tiếp theo. Bạn phải vạch ra được cả hai dòng chảy này.
Sơ đồ chuỗi giá trị có thể là một công cụ giao tiếp, một công
cụ lập kế hoạch kinh doanh và là một công cụ để quản lý quá trình thay đổi của
bạn. Bước đầu tiên là vẽ ra trạng thái hiện tại được thực hiện bằng cách thu
thập thông tin từ nhà xưởng sản xuất. Bước này cung cấp các thông tin cần thiết
để lập bản đồ “trạng thái” tương lai (những điều bạn mong muốn ở tương lai).
Bước cuối cùng là chuẩn bị và bắt đầu tích cực sử dụng một kế hoạch thực hiện
những điều đã mô tả, chỉ trong một trang, bạn lập kế hoạch để đạt được “trạng
thái” tương lai như thế nào.
Hãy đọc thêm thông tin Viện Kaizen đã giúp khách hàng sử dụng Sơ
đồ chuỗi giá trị để xác định những lãng phí trong tình hình hiện tại của họ và
thiết kế một “trạng thái” trong tương lai tập trung vào gia tăng giá trị cho
khách hàng.
Nguồn: Viện UCI
Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019
Những cuộc đối thoại
hàng ngày giữa những người học cải tiến và những người ứng dụng cải tiến làm
tôi suy nghĩ về vấn đề ý nghĩa của nó sẽ bị ăn mòn hoặc thậm chí mở rộng sự
chuyển nhượng cũng không phải là duy nhất với ý nghĩ A3. Thực tế là chúng ta có
thể liệt kê đơn giản ở đây là đã học hoặc sự hiểu nhầm những nguyên tắc quản lý
cải tiến từ A đến Z. Sau đây, là 8 khái niệm cải tiến tinh gọn
1 dòng chảy công đoạn
Công đoạn 1 có vai trò quan
trọng như thế nào trong dòng chảy công đoạn? Nó có phải là điều kỳ diệu không?
Những lợi ích rõ ràng của công đoạn là việc đảo ngược tác dụng của các đợt lớn
hơn, thậm chí tạo ra nhiều tác động riêng biệt, đề phòng các hoạt động thất
thoát tiền mặt từ những quyết định đầu tư nguồn vốn chưa tối ưu nhất. Tuy
nhiên, từ một hệ thống quan điểm như thế cũng có nhiều trường hợp xảy ra khi
đợt sản xuất tốt hơn. Môi trường sản xuất không độc lập cùng với mức độ khó dự
đoán cao và vốn dĩ đã không rõ ràng, dòng phi tuyến như là lao động tri thức là
2 mà nơi sắp xếp không đồng nhất của WIP là sự cần thiết cho năng suất chung
của toàn hệ thống. Điều này không có nghĩa là nhiều hơn sẽ tốt hơn. Công đoạn
chỉ là ý tưởng, sự hướng dẫn, toàn bộ số có khả năng thấp nhất. Theo đuổi dòng
chảy công đoạn trong khi phô bày và loại bỏ những nguyên nhân tại sao công đoạn
không hoạt động là điều quan trọng hơn cả.
2 hệ thống BIN
Đây quả thật là hệ thống 1+1. Số thứ hai có thể là bất cứ số nào,
tất cả dựa trên tần số, kích cỡ và độ tin cậy của vòng tuần hoàn bổ sung. Nó
cũng quan trọng để ghi nhớ rằng “Bin 2” chỉ đề cập đến số lượng đo tại điểm
tiêu thụ chứ không phải trên toàn bộ chuỗi hoạt động. Giải pháp 2 BIN cũng có
thể thiếu tính hệ thống khi xem xét trên góc độ tổng chi phí nếu công cụ được
ứng dụng mà thiếu sự cân nhắc về những nhược điểm của giai đoạn ngắn. Việc
không có cơ hội thứ 3 hay thứ 4 sẽ trở thành nhược điểm lớn trong các hoạt động
thiết yếu, thậm chí nếu các yếu tố an toàn có giá trị về mặt thống kê, nó sẽ
cho bạn biết rằng bạn sẽ không bao giờ cần đến nó nhiều hơn 2. Đây là nơi mà
các chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm, không phải đề cập đến sự cải tiến tinh
gọn.
3P
Có người đặt ra điều này như một số chữ thông dụng trong cải tiến
khoảng 20 năm về trước nhưng nó đã nhanh chóng bị quên lãng. Chữ gốc trong
tiếng Nhật có nghĩa là chuẩn bị sản xuất (Production Preparation).
Đó tượng trưng cho 2 chữ P. Chữ P thứ 3 được thêm vào trong tiếng Anh để tạo
thành "Quá trình chuẩn bị sản xuất (Product & Process Preparation).
Quá trình này cũng đã được điều chỉnh để đáp ứng phù hợp với nhu cầu của các
chuyên gia tư vấn cũng như rất nhiều ý nghĩa khác như Sự sản xuất (Production),
sự chuẩn bị (Preparation), quá trình (Process) or
thậm chí có thể cắt nghĩa là Con người (People), Quá trình (Process) và
hành tinh (Planet). Phương pháp 3P vượt qua chức năng, tầm nhìn và
sự tập trung vào khách hàng, sự lặp đi lặp lại nhanh chóng, thí nghiệm có định
hướng, tham khảo những công cụ cải tiến tinh gọn và những nguyên tắc cần thiết,
đặc biệt là khi thiết kế những thiết bị hoặc quá trình hoạt động. Phương pháp
3P đã được sử dụng và mang nội dung để giới thiệu bất kỳ từ một công cụ cho đến
việc mạo hiểm kinh doanh, cho tới bệnh viện. Cốt lõi của phương pháp chữ P -
Preparation (Chuẩn bị) là để bắt đầu từ nhu cầu của khách hàng, phác thảo ra
vấn đề, đánh giá và thử nghiệm một số lựa chọn, và lặp lại nó cho tới khi sẵn
sàng hoặc vượt quá tiến độ thời gian và ngân quỹ cho phép. Hầu hết các nguyên
tắc khởi động cải tiến có thể được tìm thấy trực tiếp trong các phương pháp 3P
- Xây dựng, đo lường và học tập.
4M
Cái tên này đã được đổi
thành nhiều yếu tố (multiple factor) hoặc
là toàn bộ hệ thống (whole systems) gồm
những "yếu tố" có liên quan (Man-related), máy móc (Machine),
nguyên vật liệu (Material) và yếu tố phương pháp (Method)
đều bắt đầu tại chữ M. Thêm vào đó, thiên nhiên (Mother nature), Sự đo
lường (Measurement), Tiền bạc (Money) và những "yếu tố"
đã được thêm vào để trở thành 5M, 6M, 7M. Những cái chúng ta đạt được về giá
trị ghi nhớ bằng cách gắn những chữ “M” lại với nhau
5S
Kudo là một ngôn ngữ và văn hóa mà nó đã khai phá ra phương pháp
tương ứng với 5 chữ S từ tiếng nhật và tiếng Anh sang tiếng Đức (5A), tiếng
Swahili (5K) và những tiếng khác. Tạo ra cho khái niệm một cảm giác sở hữu tính
địa phương, đặc trưng là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, nó cũng khá ổn nếu
chúng ta chỉ tiến hành 4S như Toyota hoặc 3S như những tổ chức khác đang thực
hiện. Hoạt động 5S chủ yếu là việc bước đầu làm sạch những tiến hành bằng việc
bào trì và cải thiện những tiêu chuẩn có thể thấy được trước mắt. Việc tính
toán cẩn thận là một nét văn hóa làm việc tốt nhưng không cần thiết và không
phải lúc nào mọi người cũng thích. Những điểm thấp, tốt hơn là được sử dụng như
những cơ hội cho việc trao đổi thẳng thắn, trung thực để tìm ra nguyên nhân tại
sao mọi người không có động lực để thực hiện cải tiến 5S; tại sao mọi người ghi
điểm cao nhưng lại không thấy được những lãng phí đang tồn tại trước mặt. Tuy
nhiên điều nay đòi hỏi các nhà lãnh đạo nên tập trung vào quá trình
nhiều hơn là tập trung vào kết quả. Trong quá trình lao động tri thức và
dịch vụ thuần túy, nó không có một sản phẩm hoặc kết quả hữu hình. 2S là quá đủ
- cho sàng lọc và sắp xếp. Kế hoạch Hoshin chủ yếu 2S lên kế hoạch kinh doanh –
giới hạn đến một vài yếu tố chính yếu và ưu tiên số một. Có những thực tế trớ
trêu rằng khi một tổ chức áp dụng 5S vào thì một trong những điều mà chúng tôi
đánh rơi là “tiêu chuẩn”.
6 SIGMA
Tôi chưa gặp một chuyên gia về 6 sigma nào, người mà nhấn mạnh tầm
quan trọng của quá trình đạt được 6 tiêu chuẩn về độ lệch chuẩn của độ tin cậy
trong thực tế. Trong khi đây là điều có thể đạt được thông qua quá trình 6
Sigma nhưng nó cũng hiếm khi cần thiết. Mục tiêu của 6 Sigma là không phải để
đạt được độ tin cậy của quá trình 6 sigma. Nó là để đảm bảo sự hoạt động liên
tục. 6 sigma có ý nghĩa làm tăng độ tin cậy của quá trình, làm giảm sự tổn thất
và nâng cao sự hài lòng của khách hàng ngay cả khi bị giảm chi phí. Trong
trường hợp tốt nhất, nó sẽ được tiến hành bởi những ý tưởng sáng tạo của những
người trong tổ chức thông qua chương trình đào tạo mở rộng, điều đó sẽ làm Tiến
sĩ Deming tự hào.
7 Chất thải lãng phí
Khi mà không cái nào trong 7 cái lãng phí này bị bỏ qua như một
thứ “không thể ứng dụng được” theo sự tự phản ánh trung thực và kiểm tra nghiêm
ngặt các quá trình theo mong muốn của khách hàng, mức độ hiểu biết về sự lãng
phí và nguyên tắc để đo lường sự lãng phí phải thích hợp với từng môi trường,
lĩnh vực. TPM đã liệt kê ra 6 loại lãng phí lớn nhất (các nguyên tắc mới trải
dài hơn 16 điều) liên quan đến việc sử dụng hiệu quả thiết bị. Trong quá trình
con người thực hiện dịch vụ còn có nhiều những tổn thất mà một sản phẩm không
trải qua, liên quan đến cảm nhận về mức độ của dịch vụ, điều mà chúng ta sẽ xem
xét chung như một sự lãng phí hoặc tổn thất. Bất chấp ứng dụng vào lĩnh vực
nào, chúng ta phải tìm được nhãn hiệu phù hợp để kết nối với thực tế là chúng
ta muốn làm cái xấu ít đi, cái tốt nhiều hơn – bản chất của Kaizen.
Chúng ta thường thấy nhiều người thường xuyên đấu tranh trên định
nghĩa và những giáo điều hoặc reo rắc và tái định nghĩa những giả thiết trên
đây. Chúng ta nên theo hướng khoa học hơn, xây dựng trên những định nghĩa và
kiến thức của những người có kinh nghiệm đi trước, người đã vạch ra con đường
cho chúng ta. Nó cho biết rằng, vấn đề thật sự không phải là việc gán mác lại
hay hiểu nhầm ý nghiã của từ Tiếng Nhật hoặc từ lóng. Chúng ta sẽ phân biệt như
thế nào giữa cải tiến (kaizen), hành động (just do it), cải cách (kaikaku), dự
án 6 sigma, A3, và sự phản ứng (hansei)? Đây là dấu hiệu của sự nghiên cứu bộ
sưu tập về hệ thống các hiện tượng hơn là hiểu việc tin tưởng và công nhận
phương pháp là những điều tạo ra văn hóa Kaizen, xây dựng
những công ty tốt hơn, tổ chức xuất sắc hơn. Một khi mà bạn đã nắm rõ ý nghĩa
của nó, bạn phải chia sẻ nó ra cho mọi người biết trước khi bạn bước ra cánh
cửa tri thức.
Nguồn: Viện UCI
Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019
ISO 50001- HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG-TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
BẠN ĐÃ TẬN DỰNG HẾT NGUỒN NĂNG LƯỢNG TỪ NHỮNG VẬT DỤNG XUNG QUANH?
Nguồn năng lượng sẽ trở nên dồi dào nếu chúng ta sử dụng đúng cách và biết tiết kiệm nó. Những hoạt động nhỏ hằng ngày tưởng chừng vô hại nhưng lại gây lãng phí mà mọi người vẫn thường bỏ qua. Dưới đây là những hành động gây hao tổn năng lượng, và những lưu ý để thay đổi sự lãng phí hằng ngày. Cùng xem và thực hiện ngay nhé.
Nguồn năng lượng sẽ trở nên dồi dào nếu chúng ta sử dụng đúng cách và biết tiết kiệm nó. Những hoạt động nhỏ hằng ngày tưởng chừng vô hại nhưng lại gây lãng phí mà mọi người vẫn thường bỏ qua. Dưới đây là những hành động gây hao tổn năng lượng, và những lưu ý để thay đổi sự lãng phí hằng ngày. Cùng xem và thực hiện ngay nhé.
Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019
GIÁM ĐỐC CHẤT LƯỢNG- BẠN LÀ AI?
Sự ra đời của phiên bản mới ISO 9001:2015 đã thu hút
hàng ngàn doanh nghiệp xây dựng hoặc chuyển đổi hệ thống ISO 9001:2015. Điều đó đồng
nghĩa với việc sẽ có hàng ngàn người nắm giữ vị trí là Đại diện
Lãnh đạo về chất lượng (QMR) haygiám
đốc chất lượng. Đây là một vị
trí quản lý vô cùng quan trọng, quyết định quá trình thiết lập, vận
hành, cải tiến và sự thành công của hệ thống quản lý chất lượng,
đem hiệu quả cho danh nghiệp. Vậy giám
đốc chất lượng / QMR là ai?
Tổng Giám đốc phân công/ bổ nhiệm một thành viên trong Ban
Lãnh đạo làm Đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR - Quality Management
Representative). Ngoài các trách nhiệm khác, đối với Hệ thống quản lý chất
lượng, QMR/ Giám đốc Chất lượng có các trách nhiệm và
quyền hạn sau:
1. Trách nhiệm:
- Đảm bảo cho các quá trình cần thiết của Hệ thống quản
lý chất lượng được thiết lập, thực hiện và duy trì, cụ thể là:
+ Giúp Tổng Giám đốc trong việc thiết lập chính sách chất lượng
và mục tiêu chất lượng của Công ty.
+ Chỉ đạo việc cập nhật, sửa đổi hệ thống tài liệu và cải tiến,
nâng cấp hệ thống quản lý cho phù hợp với thực tế trong từng giai đoạn.
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo công tác đánh giá lựa
chọn các nhà cung ứng, đo lường chất lượng sản phẩm, đo lường sự thoả mãn của
khách hàng và xem xét các biện pháp khắc phục phòng ngừa.
+ Xem xét việc cung cấp các nguồn lực cần thiết đảm bảo hệ Hệ
thống quản lý chất lượng hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.
+ Chủ trì tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ, lựa chọn và đào tạo
đội ngũ đánh giá viên đảm bảo năng lực thực hiện các cuộc đánh giá.
+ Giám sát, xem xét các hành động khắc phục phòng ngừa tại các đơn
vị.
+ Giúp Tổng Giám đốc trong việc tổ chức các cuộc họp xem xét
của Lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng.
- Định kỳ, báo cáo về hoạt động của hệ thống quản lý chất
lượng và mọi nhu cầu cải tiến hệ thống cho Tổng Giám đốc;
- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền để mọi người trong Công ty nhận
thức được các yêu cầu của khách hàng để thực hiện và đáp ứng;
- Là đại diện của Công ty khi liên hệ với các tổ chức đào tạo, tư
vấn và tổ chức đánh giá liên quan đến Hệ thống quản lý chất lượng.
2. Quyền hạn:
- Có quyền ký xem xét Sổ tay chất lượng, Chính sách chất lượng và
mục tiêu chất lượng trước khi trình Tổng Giám đốc phê duyệt. Thay mặt Tổng
Giám đốc ký các văn bản liên quan đến chất lượng theo sự uỷ quyền của Tổng
Giám đốc.
- Trực tiếp chỉ đạo Ban ISO và
chỉ đạo các công việc liên quan đến Hệ thống quản lý chất lượng tại tất
cả các đơn vị của Công ty.
- Có quyền tạm đình chỉ những công việc không phù hợp với
yêu cầu của Hệ thống quản lý chất lượng và báo cáo lên Tổng Giám đốc.
Tóm lại: Để đi đến sự thành công về chất lượng là một chặng đường
dài, đỏi hỏi phải có sự nỗ lực bền bỉ trong việc xây dựng hệ thống, đào tạo và
áp dụng các công cụ thích hợp. Doanh nghiệp không ngừng cải tiến nâng cấp và
hoàn thiện bộ máy hoạt động chất lượng. Thấu hiểu được những trăn trở trở này,
Viện UCI đã nghiên cứu và triển khai chương trình Đào tạo Giám đốc chất lượng - Director of quality với
những chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, giàu tính ứng dụng của Giảng viên là các
Chuyên gia tư vấn và giảng dạy giàu kinh nghiệm.
Nguồn: Viện UCI
Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019
BẠN BIẾT GÌ VỀ KPI
Khi bắt đầu đi làm, bạn chắc hẳn đã nghe nói đến KPI". Nó hiện diện ở khắp
mọi nơi cho dù bạn yêu hay ghét nó. Bạn có thể bắt gặp nó ở trong kinh doanh,
trường học, bệnh viện v.v… Thực tế, đa số chúng ta đều có mục tiêu về KPI" trong công việc, trong khi đó nhiều người khác lại phải
làm cả báo cáo bằng KPI. Vậy “KPI" là gì nhỉ? Trong bài viết này Viện UCI sẽ giải thích một cách đơn giản và đưa ra một số ví dụ
dễ hiểu theo cách nhìn từ một góc độ khác.
KPI là gì?
Cách giải thích đơn giản về KPI là
một cách đo lường hiệu quả thực hiện công việc của mỗi cá nhân hoặc của toàn
doanh nghiệp làm tốt như thế nào. KPI là viết tắt của Key Performance
Indicator – Chỉ số đánh giá thực hiện công việc. KPI sẽ giúp chúng ta hiểu rõ
một công ty, một đơn vị kinh doanh hay một cá nhân đang thực hiện công việc tốt
đến đâu so với các mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Hiểu rõ hơn về KPI là gì!
Một ví dụ dễ hiểu về KPI là dùng
hình ảnh của chiếc máy bay. Bạn hãy hình dung một chiếc máy bay chở khách bay
từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu chính của chuyến đi là đưa hành
khách và hàng hóa trên máy bay đến sân bay Tân Sơn Nhất trong vòng 2 tiếng. Khi
bắt đầu khởi hành, phi hành đoàn cần phải biết dữ liệu định vị để biết máy bay
đang ở đâu so với hành trình bay đã định sẵn.
Trong trường hợp này, những bộ KPI
hữu ích có thể bao gồm: dự liệu định vị GPS, tốc độ trung bình, mức nhiên liệu,
thông tin thời tiết, sức gió, thông tin hạ cánh, thông tin truyền từ mặt đất…
Gộp tất cả các số liệu này lại (các bộ KPI) sẽ giúp cho cả phi hành đoàn đang
lái chiếc máy bay này hiểu rõ liệu họ có đang bay đúng đường hay không. Dựa vào
những dữ liệu này họ cũng có thể dễ dàng đưa ra quyết định tiếp theo nên bay
như thế nào.
Còn đối với những công ty thì sao?
Nó cũng tương tự như vậy. Nếu một công ty đặt mục tiêu kiếm nhiều tiền, họ có
thể đo lường KPI theo tăng trưởng bán hàng, lợi nhuận biên và chi phí vận hành.
Nếu một công ty muốn thu hút thêm khách hàng mới bằng cách tạo ra thương hiệu
lớn, họ có thể đo lường về giá trị thương hiệu và nhận diện thương hiệu. Và nếu
một công ty mong muốn nhân viên của họ có tính gắn kết cao, họ có thể đo lường
sự ủng hộ của nhân viên theo KPI. Còn nữa, rất nhiều công ty hiện nay muốn đo
lường tất cả các vấn đề trên, thì họ cần một bộ các KPI khác nhau.
Lựa chọn KPI như thế nào?
Nhưng vấn đề ở đây là có hàng nghìn
các KPI khác nhau và các công ty sẽ phải vất vả lựa chọn những cái phù hợp nhất
cho công việc kinh doanh của họ. Nếu chọn KPI sai sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng là chỉ dẫn mọi người đi sai hướng và thậm chí có thể thúc đẩy họ làm
những việc sai trái. Cần phải nhớ rằng, lý do tại sao KPI lại mạnh mẽ đến như
vậy chính là “bạn sẽ nhận được những gì bạn đo lường”. Nếu một công ty đánh giá
và khen thưởng những thành tích KPI không đúng với mục đích kinh doanh ban đầu
thì đồng nghĩa với việc họ đang đẩy con thuyền đi sai hướng!
Sử dụng KPI hiệu quả là phải đi sát
với những mục tiêu chiến lược (cho toàn tộ công ty, từng bộ phận kinh doanh và
từng cá nhân).
Ví dụ về KPI
Chúng ta thử xem xét một KPI về tăng
trưởng bán hàng.
Tăng trưởng Bán hàng đo lường từng
bước doanh nghiệp đạt được doanh thu từ bán hàng là tăng hay giảm. Đây là đơn
vị đo lường chính của bất kỳ doanh nghiệp nào và đều cần phải giám sát một cách
thấu đáo vì nó là một phần của các tiến trình phát triển và là một công cụ để
đưa ra các sách lược quan trọng. Giám sát chặt chẽ chỉ số này theo những mốc
thời gian nhất định để nắm rõ xu hướng tăng trưởng và giá trị của doanh nghiệp.
Như bạn nhìn ví dụ ở hình vẽ trên.
Mục tiêu là đạt tăng trưởng bán hàng là 20% nhưng kết quả đạt được là 32.7%.
Chỉ số KPI tốt là tỷ lệ phần trăm tăng trưởng bán hàng vượt quá mục tiêu tại
thời điểm đã định trước.
Nguồn: Viện UCI tổng hợp
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)