Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Định nghĩa các thuật ngữ trong OHSAS

Định nghĩa các thuật ngữ trong OHSAS



Tiêu chuẩn Ohsas 18001 (có thể bị nhầm với tiêu chuẩn ISO 18001) được chấp nhận trên toàn cầu như là một phương pháp đánh giá hệ thống quản lý An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp. Được các tổ chức tiêu chuẩn thế giới và các tổ chức thương mại hàng đầu xây dựng, tiêu chuẩn Ohsas 18001 cung cấp cho các tổ chức một khung kiểm tra việc quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp thích hợp và hiệu quả tại nơi làm việc.

1. Rủi ro chấp nhận được



Rủi ro mà có thể làm giảm tới mức chịu được với tổ chức, phù hợp với các điều khoản của pháp luật hoặc chính sách OHSAS của tổ chức đó.

2. Đánh giá

Quá trình có hệ  thống, độc  lập  để thu  được  bằng  chứng  đánh giá  và  xem  xét  chúng  một cách khách quan xem xét mức độ thực hiện các chuẩn mực đánh giá.
CHÚ THÍCH: Tính độc lập không nhất thiết có nghĩa là bên ngoài tổ chức, trong một số trường hợp, đặc biệt với những tổ chức nhỏ, tính độc lập có thể biểu thị bởi không có trách nhiệm đối với hoạt động được đánh giá.
CHÚ THÍCH: Để có thêm chỉ dẫn về “bằng chứng đánh giá” và “ chuẩn mực đánh giá” xem trong ISO 9001.

3. Cải tiến liên tục

Quá trình lặp lại để nâng cao hệ thống quản lý OHSAS nhằm đạt được các cải tiến cho toàn bộ kết quả thực hiện OHSAS nhất quán với chính sách OHSAS.
CHÚ THÍCH: Quá trình này không cần phải áp dụng đồng thời cho mọi lĩnh vực hoạt động
CHÚ THÍCH: Xem thêm ISO 14001:2004

4. Hành động khắc phục

Hành động để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp đã được phát hiện hay tình trạng không mong muốn khác.
CHÚ THÍCH: Có thể có nhiều nguyên nhân đối với một sự không phù hợp.
CHÚ THÍCH: Hành động khắc phục được tiến hành để ngăn ngừa sự tái diễn, trong khi hành động phòng ngừa được tiến hành để ngăn ngừa sự xảy ra.

5. Tài liệu

Thông tin và phương tiện hỗ trợ.
CHÚ THÍCH: phương tiện có thể là giấy, đĩa từ, đĩa điện tử hoặc quang, ảnh hay mẫu gốc hoặc tổ hợp các dạng trên.

6. Mối nguy

Nguồn hoặc tình trạng có khả năng gây nguy hiểm được hiểu như chấn thương hoặc suy giảm sức khỏe, hoặc kết hợp các yếu tố trên.

7. Xác định mối nguy

Quá trình nhằm nhận ra sự tồn tại của các mối nguy và xác định đặc trưng của chúng.

8. Suy giảm sức khỏe

Điều kiện vật chất hay tinh thần có thể xác định được nảy sinh từ và/hay bị xấu đi do các hoạt động làm việc và/hay  các tình trạng liên quan đến công việc.

9. Sự cố

Sự kiện liên quan tới công việc trong đó xảy ra thương tật hay suy giảm sức khỏe (không kể nặng nhẹ) hay tử vong hoặc có khả năng xảy ra.
CHÚ THÍCH: Tai nạn là một sự cố gây ra các chấn thương, suy giảm sức khỏe hoặc tử vong.
CHÚ THÍCH: Một sự cố mà không có thương vong, suy giảm sức khỏe hoặc tai họa có thể gọi là “suýt chết”, “ngàn cân treo sợi tóc”…
CHÚ THÍCH: Một tình trạng khẩn cấp là một loại sự cố.

10. Bên có quan tâm

Người hoặc nhóm người ở trong hoặc ngoài nơi làm việc có liên quan hay chịu ảnh hưởng của kết quả thực hiện OHSAS của  tổ chức.

11. Sự không phù hợp

Sự không đáp ứng một yêu cầu
CHÚ THÍCH: Sự không phù hợp là bất cứ sự chệch khỏi:
- Tiêu chuẩn làm việc, các yêu cầu về thực hành, các thủ tục và yêu cầu pháp chế có liên quan….
- Các yêu cầu của hệ thống quản lý (OHSAS).

12. Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (OHSAS)

Các điều kiện và yếu tố có ảnh hưởng tới sức khỏe và an toàn của người lao động hoặc những công nhân khác ( bao gồm công nhân tạm thời và công nhân xây dựng), khách, và bất cứ người nào có mặt tại nơi làm việc.
CHÚ THÍCH: Tổ chức có thể đưa ra các yêu cầu về sức khỏe và an toàn cho những người bên ngoài nơi làm việc hoặc những người có liên quan đến hoạt động của nơi làm việc.

13.  Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS.

Một phần của hệ thống quản lý dùng để phát triển và áp dụng các chính sách OHSAS và quản lý các rủi ro OHSAS .
CHÚ THÍCH: Một hệ thống quản lý là một tập hợp các yếu tố có liên quan dùng để thiết lập các chính sách và các mục tiêu và để đạt các mục tiêu.
CHÚ THÍCH: Hệ thống quản lý bao gồm cả cơ cấu tổ chức, hoạch định (bao gồm ví dụ như đánh giá rủi ro, thiết lập mục tiêu), trách nhiệm, thực hiện, các thủ tục , các quá trình và nguồn lực.
CHÚ THÍCH: Xem thêm ISO 14001:2004

14. Mục tiêu về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (OHSAS).

Các mục tiêu OHSAS dưới dạng kết quả thực hiện OHSAS. mà tổ chức tự thiết lập và hoàn thành.
CHÚ THÍCH: Các mục tiêu phải được định lượng khi có thể được
CHÚ THÍCH: yêu  cầu  các  mục  tiêu  OHSAS  phải  nhất  quán  với  chính  sách  OHSAS.

15. Kết quả thực hiện OHSAS

Kết quả đo lường được của việc quản lý của tổ chức đối với các rủi ro OHSAS.
CHÚ THÍCH: Việc đo lường kết quả thực hiện OHSAS bao gồm cả đo lường hiệu lực kiểm soát của tổ chức.
CHÚ THÍCH: Trong hệ thống quản lý OHSAS, kết quả cũng được so sánh với chính sách OHSAS, các mục tiêu OHSAS và các yêu cầu kết quả thực hiện khác về OHSAS của tổ chức.

16. Chính sách về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS.

Ý đồ và định hướng chung của một tổ chức có liên quan đến kết quả thực hiện OHSAS được người lãnh đạo cao nhất phát biểu chính thức.

17. Tổ chức

Công ty, tập đòan, nhà máy, doanh nghiệp, hội sở hay hiệp hội hoặc bộ phận của tổ chức, phụ thuộc hoặc độc lâp, tư hoặc công,  có các chức năng và quản trị riêng.
CHÚ THÍCH: Đối  với  các  tổ  chức  có  nhiều  hơn  một  đơn  vị  tác  nghiệp  thì  một  đơn  vị  tác nghiệp đó có thể được xác định như một tổ chức

18. Hành động phòng ngừa

Hành động để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm tàng hay tình trạng không mong muốn tiềm tàng khác.
CHÚ THÍCH: Có thể có nhiều nguyên nhân đối với một sự không phù hợp tiềm tàng.
CHÚ THÍCH: Hành động phòng ngừa được tiến hành để ngăn ngừa sự xảy ra, trong khi hành động khắc phục được tiến hành để ngăn ngừa sự tái diễn.

19. Thủ tục/Quy trình

Cách thức để tiến hành một hoạt động hay một quá trình.
CHÚ THÍCH: Thủ tục có thể dưới dạng tài liệu hoặc không.

20. Hồ sơ

Tài liệu công bố các kết quả đạt được hay cung cấp bằng chứng về các hoạt động được thực hiện.

21. Rủi ro

Sự kết hợp của khả năng xảy ra của sự kiện hay biểu hiện nguy hiểm và mức độ của chấn thương hoặc suy giảm sức khỏe có nguyên nhân từ sự kiện hay biểu hiệnđó.

22. Đánh giá rủi ro

Quá trình ước lượng rủi ro nảy sinh từ một mối nguy, có tính đến cả sự thỏa đáng của các kiểm soát hiện có và quyết định xem rủi ro chấp nhận được hoặc không.

23. Nơi làm việc

Mọi khu vực mà trong đó những hoạt động liên quan đến làm việc được thực hiện dưới sự kiểm soát của tổ chức.
CHÚ THÍCH: Khi cân nhắc cái gì cấu thành nơi làm việc, tổ chức cần xét đến sự tác động của về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp tới những người, ví dụ, đi lại (bằng ô tô, máy bay, hay tàu) làm việc tại cơ sở của khách hàng hay làm việc tại nhà.
Viện UCI tổng hợp

GMP - Good Manufacturing Practices

GMP - Good Manufacturing Practices


Phụ lục thứ 8 của Hòa hợp tiêu chuẩn thực phẩm chức năng khu vực ASEAN là Hướng dẫn về Thực hành tốt sản xuất ( GMP- Good Manufacturing Practices). Theo đó, bắt buộc các quốc gia phải xây dựng lộ trình áp dụng GMP trong sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, không ít người tiêu dùng đặt câu hỏi: Vì sao cần GMP? Áp dụng GMP, nhà sản xuất và người tiêu dùng được những lợi ích gì? Làm thế nào để kiểm soát quy trình sản xuất của các nhà máy áp dụng GMP?

1. GMP là gì?



GMP (Good Manufacturing Practices) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất. GMP là một phần cơ bản trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, là điều kiện tiến quyết cho việc phát triển hệ thống HACCP và các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000.

2. GMP đưa ra các yêu cầu về

- Nhà xưởng và trang thiết bị: khu vực nhà xưởng, khu vực chế biến, xử lý thực phẩm, phương tiện vệ sinh, phương tiện chiếu sng, thông gió, thiết bị và dụng cụ, hệ thống an toàn trong trường hợp khẩn cấp - Kiểm soát vệ sinh nhà xưởng làm vệ sinh nhà xưởng, xử lý chất thải, bảo quản hóa chất nguy hại, đồ dùng cá nhân - Kiểm soát quá trình chế biến: đối với nguyên vật liệu, hoạt động sản xuất. - Kiểm soát về con người: yêu cầu về sức khỏe, cách ly nguồn lây nhiễm, vệ sinh cá nhân, giáo dục, kiểm soát. - Vận chuyển và bảo quản thành phẩm.

3. Phạm vi và đối tượng kiểm soát của tiêu chuẩn GMP:

– Nhân sự,
– Nhà xưởng,
– Thiết bị,
– Vệ sinh sản xuất, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân,
– Quá trình sản xuất: thao tác của công nhân, thực hiện các yêu cầu về nguyên vật liệu, về tiêu chuẩn sản phẩm, công thức pha chế, về điều kiện vật chất của sản xuất, đánh giá việc cung ứng của nhà cung cấp nguyên vật liệu,
– Chất lượng sản phẩm: thử nghiệm mẫu,
– Kiểm tra: nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, thao tác của công nhân, đánh giá nhà cung ứng, vệ sinh,
– Xử lý sản phẩm không phù hợp, giải quyết khiếu nại của khách hàng,
– Tài liệu, hồ sơ thực hiện …

 cGMP

cGMP- current Good Manufacturing Practice (thực hành sản xuất tốt hiện hành)”, nghĩa là công nghệ, quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất và các tiêu chuẩn của sản phẩm tại các doanh nghiệp có thực hiện GMP phải phù hợp với các tiêu chuẩn công nghiệp, các phát minh mới về công nghệ, khoa học ngay tại thời điểm áp dụng. “cGMP” nhằm nhắc nhở các nhà sản xuất cần phải dùng các thiết bị, công nghệ và các thông tin khoa học phù hợp thời điểm.

4. Hệ thống tài liệu của tiêu chuẩn GMP cho mỗi quy trình sản xuất bao gồm:

Các Quy phạm sản xuất theo tiêu chuẩn GMP: là quy định các thao tác, vận hành trong công nghệ và thiết bị, quy định thành phần nguyên vật liệu trong từng công đoạn sản xuất, quy định tiêu chuẩn của sản phẩm được xây dựng cho từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm tương tự, của từng công đoạn hoặc một phần công đoạn sản xuất trong quy trình công nghệ chế biến thực phẩm.

Nội dung Quy phạm sản xuất GMP có 4 phần:

– Mô tả rõ yêu cầu kỹ thuật hoặc quy trình chế biến tại công đoạn hoặc một phần công đoạn sản xuất đó,
– Nêu rõ lý do phải thực hiện các yêu cầu hoặc quy trình kỹ thuật đã nêu,
– Mô tả chính xác các thao tác, thủ tục phải tuân thủ tại công đoạn hoặc một phần công đoạn sản xuất nhằm đảm bảo đạt được yêu cầu chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản phẩm, phù hợp về tiêu chuẩn kỹ thuật,
– Phân công cụ thể việc thực hiện và quy định giám sát việc thực hiện GMP.

Hình thức Quy phạm sản xuất GMP: được thể hiện dưới dạng văn bản, gồm hai phần:

– Các thông tin về hành chính (tên, địa chỉ công ty, tên sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, số và tên quy phạm, ngày và chữ ký phê duyệt của người có thẩm quyền).
– 4 nội dung chính nêu trên.

5. Ý nghĩa và lợi ích của GMP

- Mục đích Giúp doanh nghiệp sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế,... có thể thiết kế, xây dựng, lắp đặt thiết bị, nhà xưởng đảm bảo điều kiện về kỹ thuật và quản lý, nhằm sản xuất được sản phẩm có chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường trong và ngoài nước.
– Tất cả các quá trình quan trọng đều được xem xét, xây dựng thủ tục, phê chuẩn và thực hiện để đảm bảo sự ổn định và phù hợp với các đặc điểm kỹ thuật,
 – Các điều kiện phục vụ cho quá trình sản xuất được xác định và đưa ra các yêu cầu để thực hiện, kiểm soát một cách rõ ràng,
 – Chi phí thấp hơn do quá trình sản xuất và việc kiểm soát chất lượng được chuẩn hóa, các yêu cầu tối thiểu về nhà xưởng, thiết bị được xác định rõ ràng để đầu tư hiệu quả (không đầu tư quá mức cần thiết gây lãng phí hay đầu tư không đúng yêu cầu),
– Cải thiện tính năng động, trách nhiệm và hiểu biết công việc của đội ngũ nhân viên, Tăng cường sự tin cậy của khách hàng và cơ quan quản lý, Đạt được sự công nhận Quốc tế, bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị, tăng cơ hội kinh doanh, xuất khẩu thực phẩm, Chuyển từ kiểm tra độc lập sang công nhận, thừa nhận lẫn nhau, đáp ứng được tiến trình hòa nhập và đòi hỏi của thị trường nhập khẩu.
Triết lý “Làm đúng ngay từ đầu là chất lượng nhất, tiết kiệm nhất”
– Sản phẩm được tạo ra từ một quá trình liên kết tất cả các công đoạn, các bộ phận của nhà máy sản xuất. Vì vậy, không chỉ có các thông số kỹ thuật của các công đoạn sản xuất cần phải đảm bảo chính xác, mà hiệu quả hoạt động của các bộ phận khác như hành chính, nhân sự, tài chính, cung tiêu … cũng có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tất cả các công đoạn, bộ phận đều thực hiện đúng các yêu cầu, thao tác, chất lượng công việc … sẽ đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
– Sự kiểm soát, phòng ngừa sai lỗi hay sự không phù hợp ngay từ những công đoạn đầu tiên sẽ đảm bảo giảm thiểu sản phẩm hỏng không đáng có, tiết kiệm được thời gian, nhân lực…và tăng năng suất. Vì vậy tiết kiệm được chi phí sản xuất.
 – Việc thiết kế nhà xưởng, dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp đặt thiết bị đúng ngay từ đầu chính là áp dụng hiệu quả GMP.


Lời kết của UCI: Vậy để hiểu rõ hơn thế nào là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và thực hành sản xuất đạt chuẩn,… Tất cả đều được tham vấn trong khóa học Chuyên gia hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS).

Viện UCI

Lean là gì?

Lean là gì?



Một cách hiểu khác về Lean – sản xuất tinh gọn đó là việc nhắm đến mục tiêu: với cùng một mức sản lượng đầu ra nhưng có lượng đầu vào thấp hơn – ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít nhân công hơn, ít máy móc hơn, ít vật liệu hơn và ít chi phí hơn.



Sau thành công rực rỡ của công ty TOYOTA nhờ TPS  (Toyota Production System), các học giả người Mỹ, những người đã từng làm việc lâu năm trong các công ty của hãng Toyota dùng nó làm cở sở để viết nên triết lý “Sản xuất Lean” hay “Sản xuất tinh gọn” cho tất cả các ngành kinh doanh khác.
Quan niệm truyền thống, trong môi trường kinh doanh hiện nay có sự cạnh tranh và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, không thể tăng giá bán.Theo quan điểm của TOYOTA, khi tiến hành giảm giá thành, giữ nguyên lợi nhuận thì giá bán trở nên cạnh tranh hơn. Sự thay đổi nhỏ này làm thay đổi các mô hình quản lý sản xuất làm cho giá bán trở nên cạnh tranh hơn bằng cách giảm giá thành.
TPS nổi tiếng về việc tập trung triệt tiêu bảy hao phí theo Toyota nhằm làm tăng toàn bộ giá trị khách hàng (mặc dù Lean và TPS có quan điểm khác nhau về cách thực hiện việc này). Sự tăng trưởng vững chắc của Toyota, từ một công ty nhỏ đến nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới  là nhờ đã tập trung sự chú ý vào cách việc thực hiện điều này.

Lean là gì ?

Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) là tổ hợp các phương pháp, hiện đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trên khắp thế giới, nhằm loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý trong quá trình sản xuất, để có chi phí thấp hơn và tính cạnh tranh cao hơn đối thủ của người sản xuất.
Lãng phí là những thứ làm tốn thời gian, nguồn lực hay chiếm chỗ, nhưng không làm tăng thêm giá trị của sản phẩm hay dịch vụ phân phối sản phẩm đến tay khách hàng.
Thêm giá trị: Là thay đổi hình dáng, kích thước, chức năng vật liễu để đáp ứng yêu cầu khách hàng.
Không thêm giá trị: Là các hoạt động làm tăng thêm chi phí nhưng không tăng thêm giá trị cho sản phẩm hay dịch vụ kinh doanh (còn gọi là lãng phí).
Các ứng dụng về LEAN
Dựa trên mô hình sản xuất tinh gọn, nhiều doanh nghiệp đang sử dụng những nguồn lực quan trọng để:
- Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất. Cải thiện tối đa chu kỳ sản xuất – Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm tối đa thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm.
- Cải thiện cách bố trí nhà máy dựa trên việc sắp xếp lưu chuyển nguyên liệu hiệu quả; 
- Giảm những nguồn lực cần cho việc kiểm tra chất lượng.

- Quan hệ gần gũi hơn với số lượng nhà cung cấp ít hơn, chất lượng tốt hơn và đáng tin hơn, những nhà cung cấp có thể cung cấp những lô nhỏ vật liệu và phụ tùng trực tiếp cho các quá trình sản xuất, vừa đủ, vừa đúng cho sản xuất; giảm tối đa tồn kho. 
- Sử dụng việc trao đổi thông tin điện tử với những nhà cung cấp và khách hàng.
 
- Hợp lý hóa tổng thể sản phẩm để loại bỏ những mẫu sản phẩm và biến thể ít mang lại giá trị tăng thêm cho khách hàng.

- Thiết kế những sản phẩm với ít thành phần hơn và phổ biến hơn.
- Thiết kế những sản phẩm và dịch vụ mà yêu cầu tùy biến của khách hàng có thể thực hiện được dựa trên những bộ phận và mô đun được chuẩn hóa, và càng mới càng tốt.
Các ứng dụng trên đều làm doanh nghiệp đạt được mục tiêu giảm giá thành sản xuất.

Lợi ích áp dụng Lean:

Lean thúc đẩy tổ chức phải không ngừng cải tiến chất lượng và tiết giảm chi phí:
- Giảm thời gian điều chỉnh xuống 25% mỗi năm.
- Giảm chi phí xuống từ 5% đến 10% mỗi năm.
- Giảm thời gian ra hàng từ tuần xuống ngày.
- Giảm tồn kho và hàng trên đường dây từ 24 xuống còn 2 .
- Làm việc khéo léo hơn nhưng không nặng nhọc hơn 20%.
 


Viện UCI tổng hợp

KPI là gì?

KPI là gì?


Khi bắt đầu đi làm, bạn chắc hẳn đã nghe nói đến "KPI". Nó hiện diện ở khắp mọi nơi cho dù bạn yêu hay ghét nó. Bạn có thể bắt gặp nó ở trong kinh doanh, trường học, bệnh viện v.v… Thực tế, đa số chúng ta đều có mục tiêu về "KPI" trong công việc, trong khi đó nhiều người khác lại phải làm cả báo cáo bằng KPI. Vậy "KPI" là gì nhỉ? Trong bài viết này Viện UCI sẽ giải thích một cách đơn giản và đưa ra một số ví dụ dễ hiểu theo cách nhìn từ một góc độ khác.

Tiêu chuẩn SSOP là gì?

Tiêu chuẩn SSOP là gì?


SSOP đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho hệ thống tiêu chuẩn HACCP & ISO 22000. Khi các quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đã được hòan chỉnh thì HACCP có thể hữu hiệu hơn bởi vì SSOP có thể tập trung vào những rủi ro liên quan đến thực phẩm hoặc việc chế biến thực phẩm.

1. SSOP là gì?




SSOP là 4 chữ cái của 4 từ tiếng Anh: Sanitation Standard Operating Procedures. Nghĩa là: Quy phạm vệ sinh hoặc nói cụ thể hơn là: Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh.

2. Quy trình SSOP

Cấu trúc của SSOP sẽ biến đổi tùy theo tiện nghi, mỗi tiện nghi đều được thiết kế khác nhau. Các Quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh (SSOP ) phải được văn bản hóa trong khi các Chương trình Thực hành sản xuất tốt thì lại không cần. Tuy nhiên, các GMP thường là một phần trong các quy trình SSOP và trong các hướng dẫn họat động.
Các kiểm soát vệ sinh có thể nằm trong chương trình HACCP. Tuy nhiên, trong chừng mực là một sự giám sát, các giám sát vệ sinh không cần thiết phải nằm trong chương trình HACCPvà ngược lại.
Trong quá trình sản xuất, mỗi công ty chế biến phải thường xuyên kiểm soát các điều kiện và cách vận dụng để bảo đảm, tối thiểu, phù hợp với các điều kiện và cách vận dụng thích hợp cho nhà máy và lọai thực phẩm đang được chế biến mà còn liên quan đến các vấn đề:
1.Tính an toàn của nguồn nước sử dụng cho thực phẩm hoặc các giao diện tiếp xúc với thực phẩm, hoặc dùng để sản xuất đá;
2. Điều kiện và tính vệ sinh của các giao diện tiếp xúc với thực phẩm, kể cả các dụng cụ, găng tay và quần áo bảo hộ;
3. Ngăn ngừa sự ô nhiễm chéo từ các vật thiếu vệ sinh xâm nhập vào thực phẩm, vật liệu đóng gói thực phẩm và các giao diện khác tiếp xúc với thực phẩm, kể cả các dụng cụ, găng tay và quần áo bảo hộ, và từ các sản phẩm nguyên liệu truyền sang các sản phẩm đang chế biến;
4.Bảo trì các tiện nghi rửa tay, làm vệ sinh tay và tiện nghi vệ sinh;
5. Bảo vệ không cho thực phẩm, vật liệu đóng gói thực phẩm và các giao diện tiếp xúc với thực phẩm bị ô nhiễm bởi dầu nhờn, nhiên liệu, các loài côn trùng, hoá chất lau chùi, chất làm vệ sinh, chất kết tủa và các hoá chất khác, các chất gây ô nhiễm về vật lý và sinh vật.
6. Dán nhãn, bảo quản và sữ dụng các hoá chất có độc tính.
7. Kiểm soát tình trạng sức khỏe của nhân viên, nguyên do có thể gây nên sự ô nhiễm vi sinh vật cho thực phẩm, các vật liệu đóng gói thực phẩm và các giao diện tiếp xúc với thực phẩm.
8. Diệt sạch các côn trùng ở nhà máy thực phẩm.

Viện UCI tổng hợp

ISO 50001 là gì?

ISO 50001 là gì?


ISO 50001 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý năng lượng do tổ chức ISO xây dựng và ban hành. Mục đích của Tiêu chuẩn Quốc tế này nhằm giúp cho các tổ chức thiết lập các hệ thống và quá trình cần thiết để cải tiến hiệu suất năng lượng, bao gồm việc sử dụng, tiêu thụ và hiệu quả năng lượng. Việc thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn này nhằm hướng tới sự giảm phát thải khí nhà kính, giảm chi phí năng lượng và các tác động môi trường có liên quan khác, thông qua việc quản lý năng lượng có hệ thống.

Hỏi đáp về các khóa học ISO

Hỏi đáp về các khóa học ISO


Hiện nay, việc học QAQC đã phổ biến đối với CBQL và sinh viên Đại học sắp ra trường. Điều này là dễ hiểu, bởi ISO đã trở thành công cụ hữu hiệu trong Điều hành, Marketing .. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO là điều kiện trong các gói thầu, hoặc chứng chỉ Chuyên viên ISO 9001ISO 14001 - Ohsas 18001 là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách tuyển dụng của các công ty. Tuy nhiên, nhiều người chưa nhận thức được tính cấp bách của việc học QAQC ?


Trước hết, học ISO để thay đổi nhận thức từ cứ làm đi, sai thì sửa, hay cứ làm thử đi sai rồi rút kinh nghiệm hoặc làm được việc này lại làm hỏng việc khác... Nghĩa là chuyển từ tư duy: chữa cháy sang tư duy làm đúng ngay từ đầu. Trong nhiều trường hợp bạn phải chịu hậu quả nặng nề, như bị thất nghiệp trong nhiều tháng. Hoặc không có cơ hội khắc phục.
Thứ hai, học ISO để thực hiện mọi công việc có hệ thống, biết cách kết nối các nguồn lực thông qua tương tác nhằm điều hành đạt hiệu quả cao.
Thứ ba, học ISO để làm bạn có trí óc minh mẫn hơn, bởi nó là khoa học về quản lý hệ thống. Mà bất cứ việc gì cũng có tính hệ thống, bạn thực hiện một việc, thực chất là bạn đang điều hành một hệ thống. Tìm và nhận việc làm cũng là một hệ thống.
Cuối cùng, học ISO là giai đoạn đầu của quá trình kiến tạo và vận hành tư duy đột phá. Thực hiện phương châm: Hãy tư duy thông minh hơn, mà không phải mất nhiều công sức.
Ngày nay, bất cứ việc gì trong cuộc sống đều gắn với cụm từ Chất lượng - Môi trường - An toàn & Sức khỏe nghề nghiệp. Vậy bạn nên học cả ba bộ tiêu chuẩn ISO 9001 - 14001 OHSAS 18001. Điều này cho bạn năng lực soạn thảo một hệ thống tài liệu tích hợp đáp ứng các yêu cầu trên.
Học ISO để điều hành các tác nghiệp như: Hành chính, Nhân sự, Mua hàng, Lập kế hoạch sản xuất- Marketing - Bán hàng...trong công ty. Nó cho bạn lợi thế trong việc tìm và nhận việc làm thích hợp.
Đây là sự đầu tư tối ưu. Bạn có thể học Chuyên viên ISO hoặc Nhận thức và đánh giá viên nội bộ.
Người chưa học ISO phải mất 10 năm mới có thể thành đạt, Người học và vận dụng kiến thức ISO thì chỉ mất 4 - 5 sẽ chắc chắn thành đạt. Khi đó bạn mới hiểu hết giá trị của chương trình đào tạo này. Còn bạn, còn chần chờ gì nữa mà không học ISO ngay hôm nay.
Tham khảo các khóa đào tạo ISO tại Viện UCI dưới đây để có sự lựa chọn phù hợp cho mình:
Theo: UCI tổng hợp