Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Vì sao có nhiều tỉ phú thời gian?

Vì sao có nhiều tỉ phú thời gian?


Hôm cuối tuần, tình cờ ban quản trị website UCI có đọc thông tin trên báo tuổi trẻ về hiện thực của giới trẻ ngày nay với cách nhìn nhận cuộc sống thật "nhạt" dẫn đến việc lãng phí thời gian và tuổi trẻ của bản thân, do đó với mong muốn cung cấp cho các bạn những thông tin gần gũi nhất mà đôi khi sống trong thế giới được "bao bọc" đã khiến các bạn trẻ vô tình bỏ qua. Hãy đọc và ngẫm nghĩ lại bản thân mình! Hành động để không hối tiếc!

3 Câu Hỏi Sẽ Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn

3 Câu Hỏi Sẽ Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn


“Sự khai sáng không đến từ câu trả lời, mà xuất phát từ những câu hỏi.” – Eugene Lonesco Dưới đây là 3 câu hỏi mà nếu như bạn thật sự nghiêm túc suy nghĩ về nó, cuộc đời của bạn có thể sẽ thay đổi một cách không ngờ đến. Không phải vì có phép nhiệm màu gì trong đó, mà đơn giản đó chính là những câu hỏi mà rất ít khi chúng ta dám đặt ra cho chính mình. Nhưng đã đến lúc bạn can đảm tự hỏi chính mình điều này, và thành thật với câu trả lời bạn nhận được.

Sinh viên chúng ta cần phải làm gì để đón nhận những cơ hội và thử thách mà cộng đồng kinh tế ASEAN mang lại?

Sinh viên chúng ta cần phải làm gì để đón nhận những cơ hội và thử thách mà cộng đồng kinh tế ASEAN mang lại?


Nếu cứ chủ quan chúng ta là sân nhà, người Việt hiểu người Việt, nguồn nhân lực của nước ta sẽ thua thiệt rất nhiều. Vì vậy, cần trang bị và giúp cho sinh viên hiểu như thế nào là Cộng đồng Kinh tế ASEAN, hội nhập là gì, thách thức và thuận lợi, để sinh viên hiểu, từ đó lập kế hoạch hành động cho bản thân. Đó cũng chính là những vấn đề cấp thiết mà UCI mong muốn chia sẻ cùng với thế hệ tri thức trẻ nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng.


Sinh viên trước hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN – (ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC).

1. Sinh viên chuẩn bị gì để hội nhập cộng đồng Asean?

Vào ngày 31/12 tới, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập sẽ tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp và tạo nên một thị trường đơn nhất với 5 yếu tố được lưu chuyển tự do giữa 10 nước bao gồm vốn, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động lành nghề. Cụ thể là các nước ASEAN mới cho phép lao động thuộc 8 ngành (kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sỹ, bác sỹ, y tá, điều tra viên và du lịch) được quyền di chuyển tìm việc làm sau khi Cộng đồng ASEAN hình thành, thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương. Sự dịch chuyển “tự do” này vừa là cơ hội cho thị trường lao động Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức rất lớn (đối với lao động thiếu kỹ năng) khi một lượng lớn lao động các nước ASEAN vào Việt Nam, tạo nên cuộc cạnh tranh với lao động trong nước. Do đó, để nâng cao chất lượng nguồn lao động, Việt Nam cần có chiến lược đào tạo vững chắc về chuyên môn (chú trọng đến thực tiễn), kỹ năng mềm (cách giao tiếp ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm hay độc lập, cách xử lý tình huống,…) và quan trọng hơn hết là phải đáp ứng được trình độ Anh ngữ. Đó cũng chính là những rào cản mà thế hệ sinh viên Việt Nam phải nhận thức được tầm quan trọng của việc gia nhập cộng đồng kinh tế Asean và từ đó phải có kế hoạch hành động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để thúc đẩy bản thân, tạo ra sức mạnh (sức mạnh trí tuệ và thể lực) đáp ứng được sự canh tranh với các nguồn nhân lực trong khu vực.

2. Những rào cản sinh viên gặp phải khi gia nhập hội doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế.

Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, lao động Việt Nam cần trang bị những gì để không chỉ hòa nhập, mà còn thâm nhập được thị trường lao động AEC?
Lâu nay lao động của chúng ta luôn được “dán nhãn” cần cù, chịu khó, giá rẻ… và coi đó là một lợi thế. Tuy nhiên, quan niệm này cần được thay đổi bởi khi tham gia Cộng đồng chung ASEAN, lao động ngoài việc giỏi chuyên môn, tay nghề còn cần có thông thạo ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh, kĩ năng làm việc để có thể đủ sức cạnh tranh với sinh viên các nước khác trong khu vực.
Thời gian không còn nhiều và mọi việc cũng hết sức khó khăn nhưng chuẩn bị hội nhập là việc phải làm và không thể chậm trễ để chuẩn bị sẵn sàng cho cơn sóng 'dịch chuyển lao động' giữa các quốc gia.
Cùng với cả nước, thế hệ sinh viên - những người đang được học tập, rèn luyện để gánh vác sứ mệnh đưa đất nước phát triển ở một tầm cao mới - cần trang bị cho mình những hành trang cần thiết trên một cách kĩ lưỡng để đầy đủ tự tin vững bước trong con đường hội nhập ASEAN cụ thể như sau:
Một là, tập trung vào chuyên môn đã chọn của chương trình đại học hoặc cao đẳng.
Hai là, phải hiểu ngoại ngữ là công cụ bắt buộc thời hội nhập.
Ba là, nhận thức đúng về thế mạnh của công nghệ thông tin - công cụ kết nối thế giới và cũng chính là trợ thủ đắc lực để giải quyết những vấn đề chuyên sâu, những bài toán kinh tế.
Bốn là, rèn luyện kỹ năng mềm, đọc và thực hành nhiều hơn để trau dồi năng lực giao tiếp, kỹ năng trình bày, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng xử lý tình huống,…
 Đó là những “nền tảng của quá trình phát triển” nhưng để thành công thì sinh viên phải có mục tiêu, quyết tâm và sự siêng năng kết hợp với việc phải "luôn thực hành và cải tiến liên tục".
(Nguồn: tổng hợp tư liệu)

Đồng hành cùng với các bạn, UCI chắc chắn sẽ là điểm sáng cho CV của bạn sau này, cụ thể là chương trình đào tạo chuyên môn chất lượng chuyên sâu, cũng như những kinh nghiệm thực tế được chia sẻ nhằm giúp các bạn sinh viên đáp ứng những nhu cầu của nhà tuyển dụng trong nước và khu vực ASEAN.

Nếu cứ giữ lối tư duy này - bạn sẽ lỗi hẹn với thành công

Nếu cứ giữ lối tư duy này - bạn sẽ lỗi hẹn với thành công


Nhà bác học thiên tài Albert Einstein đã nói “Thế giới được tạo ra bởi tiến trình tư duy của chính chúng ta. Vì thế sẽ chẳng thể đổi thay thế giới nếu bản thân ta không thay đổi lối tư duy.” Tư duy hôm nay ảnh hưởng tới quyết định, hành động ngày mai và từ đó sẽ góp phần tạo nên tương lai phía trước. Mặc dù tư duy chỉ là nền tảng và cần phải có hành động để hiện thực hóa nên thành công. Thế nhưng, thành công sẽ là “bờ bến lạ” nếu bạn lệch lạc ngay trong suy nghĩ. Hãy bỏ ngay những suy nghĩ này nếu bạn muốn trở nên thành đạt trong tương lai.

1. So sánh với người khác


Phật dạy “kẻ thù lớn nhất của đời mình đó chính là bản thân mình”. Vì thế hãy chiến thắng bản thân trước đã rồi hãy nghĩ tới thắng người khác.
Thế nhưng “người ta, con nhà người ta...” bao giờ cũng được dùng làm ví dụ so sánh (mặc dù bản thân người được so đó cũng tự so mình với người khác).
Nếu bạn muốn tìm một mục đích để theo đuổi và vượt qua, hãy nhìn vào gương và bắt đầu bằng việc tập bỏ cái lối tư duy này đi nhé.

2. Không có lòng tin

“Ôi chắc mình không làm được đâu.” “Việc này là quá sức với bản thân mình” là những suy nghĩ phổ biến của người không có lòng tin.
Nếu một người chỉ phí hoài thời gian để hoài nghi chính khả năng của bản thân thì làm thế nào để có thể phát triển? Và khi bạn không có lòng tin ngay ở bản thân thì sẽ chẳng thể nào tin tưởng người khác dù người đó thực tâm muốn giúp bạn. Vì thế đây là một suy nghĩ tiêu cực cần loại bỏ.

3. Lo lắng thái quá về suy nghĩ của người khác

Thay vì đi lo lắng về việc người ta nghĩ xấu hoặc không hay về bạn, hãy thể hiện khả năng tốt nhất của bạn và dành thời gian để phát triển thế mạnh đó. Vì sao ư? Vì bạn đâu có thể điều khiển được suy nghĩ của người khác. Cứ để họ nghĩ, việc của bạn là tìm ra con đường thành công của riêng mình.


4. Phức tạp hóa mọi vấn đề

Thực tế mọi việc đều đơn giản nhưng đôi lúc chính suy nghĩ lại khiến nó phức tạp thêm. Lo lắng không giải quyết được vấn đề. Chuyện gì đến sẽ đến! Dũng cảm đối mặt cũng là một tính cách của người thành công.

5. Ảo tưởng sức mạnh

Chúng ta luôn muốn có thể kiểm soát những gì sẽ xảy ra. Bạn không thể kiểm soát tất cả mọi thứ, tất nhiên, nhưng bạn có thể kiểm soát cách bạn đối mặt với chúng. Cách bạn đối mặt với khó khăn chính là cách bạn tạo nên sự khác biệt của riêng bạn.

6. Không lạc quan

Khi bạn chỉ nghĩ tới những mặt xấu của vấn đề, bạn sẽ bỏ qua nhiều khả năng thành công. Vì sao ư, vì không dám nghĩ thì cũng không dám làm. Và tất nhiên thành công đành lỗi hẹn. Hãy luôn nhớ rằng một cánh cửa đóng lại sẽ có một cánh cửa khác mở ra cho bạn. Vấn đề là bản có đủ kiên nhẫn tìm kiếm nó hay không.
Tất nhiên, lạc quan ở đây không phải lạc quan tếu. Lạc quan là bạn như “Tái ông thất mã”. Mọi vấn đề đều có hướng giải quyết và chính bạn sẽ là người cố gắng để giải quyết vấn đề đó.

7. Ngủ quên với quá khứ

Nếu bạn dành nhiều thời gian suy nghĩ, dằn vặt mình về những lỗi lầm trong quá khứ bạn đang đánh mất cơ hội xây dựng tương lai của mình. Thành công nằm ở sự hiểu biết, rút kinh nghiệm từ những sai lầm chứ không phải để những cảm xúc tiêu cực đó bủa vây bạn. Hãy học cách đứng dậy sau vấp ngã và rút kinh nghiệm để tránh va vấp đó lần sau.

 8. Không để bản thân có thời gian nghỉ ngơi

Biết rằng con đường thành công không trải hoa hồng thẳng tắp nhưng đôi lúc trên hành trình khó khăn đó hãy để bản thân bạn nghỉ ngơi. Nghỉ để lấy sức, để refesh bản thân tiếp tục hành trình. Nếu không, bạn sẽ chẳng đủ sức đi tới cuối con đường.

Người thành công tìm phương pháp, người thất bại tìm lý do. Phương pháp sẽ được tìm ra khi bạn có lối tư duy hợp lý, bạn nhé.
Theo Tri Thức Trẻ

Dám khác biệt để thành công

Dám khác biệt để thành công


Nếu bạn cũng đang như tôi, loay hoay với những lựa chọn, sự liều lĩnh, và cả điều mà mình muốn - thì hãy thử để UCI truyền cảm hứng bởi những bài học "dám khác biệt để thành công" dưới đây, biết đâu sự can đảm lâu nay còn ngủ quên, sẽ được đánh thức!



Những ngày buồn nhất của tuổi trẻ không phải là bị ai đó phản bội, cũng không phải là thất bại nối tiếp thất bại, mà chính là những ngày thức dậy không biết mình phải đi đâu, làm gì hay ở cùng ai… Cuộc sống cứ dậm chân tại chỗ như vũng  nước đọng mắc kẹt lâu ngày. Những ngày nhàn nhạt trôi qua rồi chợt cảm thấy sao thanh xuân của mình lại phí hoài như thế. Không phải tuổi trẻ trong những trang văn, những câu chuyện được chia sẻ qua lại trên mạng vẫn lung linh và rực rỡ lắm hay sao?
Bao lâu rồi bạn chỉ cảm thấy cuộc sống suy cho cùng cũng chẳng khác gì những chuỗi ngày lặp đi lặp lại đến chán ngắt. Bao lâu rồi bạn chỉ đứng yên ở chỗ cũ, ngả mũ với thất bại và đầu hàng kết cục? Bao lâu rồi bạn chưa dám làm cái điều gì đó khác biệt, dù chỉ là một sự thay đổi cỏn con?
Bạn vẫn sống như cái máy đã được lập trình, làm từng ấy việc, gặp từng ấy người, đếm về sạc pin và sáng mai lại cứ thế?  Bạn muốn rẽ tương lai của mình sang một ngả đường hoàn toàn khác song chưa ai ủng hộ nên bạn còn lấn cấn…
Năm 15 tuổi, tôi vẫn nghĩ thành công là một khái niệm rất xa vời, bởi nó hình như chỉ dành cho những điều to lớn và cả những người to lớn. 18 tuổi, bước vào giảng đường Đại học, sự trưởng thành dần dần về cả suy nghĩ lẫn kiến thức đã giúp tôi định nghĩa lại thành công gần gũi hơn, đơn giản hơn, nhưng hình như đó chưa phải là câu chuyện mà tôi phải lo.
23 tuổi, đã tốt nghiệp và bắt đầu bước vào cơn vật lộn với cơm, áo, gạo, tiền; đã đi nhiều hơn, biết nhiều hơn và trải nghiệm nhiều hơn, thì những suy nghĩ làm thế nào để thành công mới chính thức khiến tôi trăn trở. Và tôi tin là không phải chỉ mình tôi mới thế.
Ai đó nói rằng tuổi trẻ là quãng thời gian dù chưa đủ tất cả nhưng rồi bạn sẽ làm được tất cả - bởi sự liều lĩnh, dám lội ngược dòng, dám đánh cược của những người trẻ chính là một vũ khí thực sự.Những ngày buồn nhất của tuổi trẻ không phải là bị ai đó phản bội, cũng không phải là thất bại nối tiếp thất bại, mà chính là những ngày thức dậy không biết mình phải đi đâu, làm gì hay ở cùng ai… Cuộc sống cứ dậm chân tại chỗ như vũng  nước đọng mắc kẹt lâu ngày. Những ngày nhàn nhạt trôi qua rồi chợt cảm thấy sao thanh xuân của mình lại phí hoài như thế. Không phải tuổi trẻ trong những trang văn, những câu chuyện được chia sẻ qua lại trên mạng vẫn lung linh và rực rỡ lắm hay sao?
Bao lâu rồi bạn chỉ cảm thấy cuộc sống suy cho cùng cũng chẳng khác gì những chuỗi ngày lặp đi lặp lại đến chán ngắt. Bao lâu rồi bạn chỉ đứng yên ở chỗ cũ, ngả mũ với thất bại và đầu hàng kết cục? Bao lâu rồi bạn chưa dám làm cái điều gì đó khác biệt, dù chỉ là một sự thay đổi cỏn con?
Bạn vẫn sống như cái máy đã được lập trình, làm từng ấy việc, gặp từng ấy người, đếm về sạc pin và sáng mai lại cứ thế?  Bạn muốn rẽ tương lai của mình sang một ngả đường hoàn toàn khác song chưa ai ủng hộ nên bạn còn lấn cấn…
Năm 15 tuổi, tôi vẫn nghĩ thành công là một khái niệm rất xa vời, bởi nó hình như chỉ dành cho những điều to lớn và cả những người to lớn. 18 tuổi, bước vào giảng đường Đại học, sự trưởng thành dần dần về cả suy nghĩ lẫn kiến thức đã giúp tôi định nghĩa lại thành công gần gũi hơn, đơn giản hơn, nhưng hình như đó chưa phải là câu chuyện mà tôi phải lo.
23 tuổi, đã tốt nghiệp và bắt đầu bước vào cơn vật lộn với cơm, áo, gạo, tiền; đã đi nhiều hơn, biết nhiều hơn và trải nghiệm nhiều hơn, thì những suy nghĩ làm thế nào để thành công mới chính thức khiến tôi trăn trở. Và tôi tin là không phải chỉ mình tôi mới thế.
Ai đó nói rằng tuổi trẻ là quãng thời gian dù chưa đủ tất cả nhưng rồi bạn sẽ làm được tất cả - bởi sự liều lĩnh, dám lội ngược dòng, dám đánh cược của những người trẻ chính là một vũ khí thực sự.

















Theo WE CHOICE AWARDS - 2015

13 kiểu sinh viên chắc chắn tốt nghiệp là thất nghiệp

13 kiểu sinh viên chắc chắn tốt nghiệp là thất nghiệp


Những người này tuổi nghề non nớt nhưng luôn muốn tìm một công việc nhẹ nhàng, ổn định. Nếu phải ở lại làm thêm hoặc đi làm vào cuối tuần thì sẽ tỏ ra khó chịu và cho rằng bị bóc lột.

1. Kiểu ảo tưởng tấm bằng





Sinh viên mới ra trường chẳng có mấy kinh nghiệm, chẳng biết làm việc gì, nhưng luôn có một niềm tin mãnh liệt rằng “lương dưới 10 triệu đồng thì em không làm”. Dù có là thủ khoa Ngoại Thương hay từ Anh, Mỹ trở về thì kiểu người này chắc chắn sẽ không bao giờ qua được vòng phỏng vấn. Doanh nghiệp không trả tiền cho bằng cấp hay kiến thức của bạn, mà trả tiền cho những gì bạn có thể đóng góp. Thời buổi khó khăn, nếu xin vào các công ty tư nhân, tấm bằng của bạn dường như chẳng có mấy giá trị.

2. Kiểu "Tôi chỉ làm việc lớn"

Đây là những bạn luôn tin tưởng rằng, đỗ tấm bằng cử nhân nên mình phải làm những công việc “xứng tầm”. Họ luôn tự động viên bản thân: “Mình mất 4 - 5 năm đèn sách, giờ lại phải làm việc tay chân cỏn con như mấy đứa thất học sao?”. Họ không bao giờ chấp nhận làm từ việc nhỏ, xem đó là chuyện lặt vặt, tầm thường. Bạn có biết Chủ tịch và Tổng giám đốc tập đoàn Yahoo!, Marissa Mayer, từng làm công việc gì không? Đó là nghề bán hàng tạp hóa. Những tấm gương như vậy không thiếu. Những CEO tài năng vào thời điểm đó chắc chắn không biết họ sẽ trở thành vĩ nhân, vì vậy họ vẫn phải lao động. Lao động từ khi còn ngồi ghế nhà trường, từ chạy bàn đến chạy máy. Thành công có thể sẽ không đến với người an phận làm việc nhỏ, nhưng chắc chắn sẽ khuất tầm mắt những kẻ không làm gì.

3. Kiểu thích ổn định

Nhóm này luôn có niềm tin mãnh liệt về một thứ gọi là “công việc ổn định”, đáng tiếc là trong thời đại số thay đổi chóng mặt thế này thì chẳng còn công việc nào gọi là “ổn định”. Ngay cả các cơ quan Nhà nước cũng thường xuyên cắt giảm biên chế. Vì vậy, do cứ duy trì niềm tin này nên nhiều bạn đã tốt nghiệp 3 - 4 năm rồi mà vẫn ăn bám bố mẹ để ngày ngày đi tìm kiếm những “cơ hội vững chắc”.

4. Kiểu thích bao biện

"Em không làm được cái này là vì… Em không làm được cái kia là do… Em đã làm nhưng mà…". Nhóm này có một số từ ngữ ưa thích là “nhưng mà”, “bởi vì”, “thật ra là”... để bao biện cho sự yếu kém về năng lực hoặc hèn nhát về tinh thần. Doanh nghiệp không tuyển bạn để nghe giải thích “tại sao không làm được”. Họ cần một người biết làm và biết chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh thì bạn sẽ chẳng bao giờ tiến bộ được.

5. Kiểu lười biếng

Dạng người kiểu này tuổi đời thì trẻ, kinh nghiệm thì không có, nhưng luôn muốn tìm những công việc nhẹ nhàng, ổn định. Nếu phải ở lại làm thêm hoặc đi làm vào cuối tuần, họ sẽ khó chịu ra mặt và cho rằng mình bị bóc lột. Nếu bạn thông minh hiếm có thì miễn cưỡng người ta có thể chịu đựng tính lười của bạn, nhưng nếu chỉ là hạng làng nhàng thì chắc chắn tố chất đầu tiên của bạn là phải chăm chỉ. Thị trường lao động không có chỗ cho những kẻ lười biếng, tuy nhiên nhiều bạn trẻ hiện nay cho rằng "không làm việc này thì làm việc khác" nên thường chỉ sau một tháng thử việc là họ "bỏ của chạy lấy người". Dù tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn báo động đỏ nhưng số người trẻ lãng phí cơ hội vẫn không thiếu.

6. Kiểu "chém gió"

Những người này nói rất nhiều, nói rất hay, phân tích lập luận đều vào hàng siêu đẳng, kinh tế vĩ mô hay vi mô, Việt Nam hay thế giới đều có thể đàm luận ở mức cao thâm, nhưng đến khi bắt tay vào làm thì chẳng được việc gì. Thực tế chỉ ra rằng, trời chỉ cho mỗi người một sở trường, người giỏi ba hoa thường không còn sở trường nào khác. Nếu không muốn bị đồng nghiệp khinh thường và bị công ty mời "về hưu" sớm, tốt nhất bạn nên tập trung vào não bộ và đôi tay thay vì cái miệng.

7. Kiểu bảo thủ

Điều đáng sợ nhất đối với doanh nghiệp là gặp phải những người không thể tiến bộ, không biết nghe và không chịu tiếp thu. Họ luôn có 1.001 kiểu lập luận phản biện và đôi khi còn tự hào rằng "ai mà nói lại mình". Đây là kiểu người hay bị ghét nơi công sở. Nên nhớ người ta có thể nhắc nhở bạn đến lần thứ 3, nhưng nếu cứ cố "bật lại", bạn biết tương lai mình ở đâu rồi đấy!

8. Kiểu "đứng núi này trông núi nọ"

Họ làm cho công ty này nhưng tâm hồn lại ở các công ty khác, chưa đóng góp được gì mà chỉ luôn bận tâm tìm xem nơi nào trả lương cao hơn, có cơ hội thăng tiến tốt hơn rồi nhanh chóng chuyển việc. Các bạn chẳng bao giờ học và làm được điều gì đến nơi đến chốn vì chưa dành đủ tâm huyết cho công việc. Và chẳng có mấy doanh nghiệp muốn nhận những người chỉ muốn mau chóng học hết mọi tài sản trí tuệ của họ rồi ra đi.

9. Kiểu thụ động

Những người này cứ phải đợi cầm tay chỉ việc và "thúc vào mông" thì mới chịu làm. Họ là người online Facebook nhiều hơn bất cứ ai. Sức ì của tuýp người này cực kỳ lớn, khen chê thưởng phạt các kiểu cũng không suy suyển. Bạn đồng hành của họ là kiểu lười biếng đã nói ở trên.

10. Kiểu không có chí tiến thủ

Không ham học hỏi, ngại tiếp xúc với cái mới, luôn sợ bị người khác chê cười, lòng tự trọng to như núi nhưng lại dễ thỏa mãn và chẳng chịu vươn lên. Kiểu người này vào công ty sau một thời gian không bị sa thải cũng tự xin nghỉ vì thấy tất cả bạn bè giờ đã lên sếp hết, mỗi mình còn lẹt đẹt với sự uất hận vì bị “đánh giá không công bằng”, “cống hiến không được ghi nhận…”.

11. Kiểu mong manh, dễ vỡ

Các bạn sinh viên này thường có tâm hồn vô cùng nhạy cảm, rất dễ xúc động, dễ nổi giận và cảm tính trong giao tiếp. Nên nhớ, ở trong một môi trường chuyên nghiệp, bạn đừng cư xử kiểu "tay mơ". Phải "cứng" và biết kiểm soát cảm xúc của bản thân. Ai cũng có thể bị sếp la mắng, gia đình ai cũng có thể gặp chuyện buồn bực... hơn thua là bạn trưng ra ngoài xã hội một gương mặt như thế nào. Người giỏi sẽ giấu cảm xúc vào trong chí ít là cho đến hết giờ làm việc.

12. Kiểu tri thức "cục bột"

Kiểu người này thường sở hữu các kỹ năng tốt và kiến thức phong phú. Tuy nhiên họ lại không biết hoạch định và quản trị tương lai sự nghiệp của mình. Các bạn dễ dàng đồng ý ở lại mãi tại một vị trí mà không có kế hoạch phát triển bản thân. Công ty không muốn tuyển các nhân viên dạng "cục bột" này vì mỗi người cần phải tự vận động. Nếu bạn làm 2 - 3 năm cùng một vị trí, thì bạn sẽ trở thành người có kinh nghiệm. Nhưng nếu bạn ngồi 5 - 7 năm cũng tại cái ghế đó, bạn sẽ là người trì trệ. Không phải cứ có thâm niên thì sẽ được công ty ghi nhớ và giữ chân. Trong thời đại trẻ hóa cũng như tiết kiệm "chi phí tiền lương" như hiện nay, những người càng có thâm niên càng dễ bị "hất cẳng".

13. Kiểu "khôn lỏi"

Luôn luôn tìm cách lợi mình hại công ty và thiệt cho bạn bè đồng nghiệp, nhân viên dạng này thường tốt trong ngắn hạn nhưng cực kỳ nguy hiểm trong tương lai dài. Nếu thuộc tuýp này, một là bạn phải che giấu tính cách thật khéo, hai là bạn phải thay đổi.
 
Kết luận: Khi tuổi đời còn trẻ thì kiến thức chúng ta có thể học được, kỹ năng cũng có thể luyện tập được. Nhưng tính cách và tinh thần thì lại cần rất nhiều thời gian để rèn luyện. Nếu bạn thấy hình ảnh của mình phảng phất đâu đó trên kia, hãy lên kế hoạch rèn luyện bản thân ngay từ bây giờ, đừng để hối tiếc khi tuổi trẻ đã qua.
Theo: Mạng thư viện