Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Công việc của QAQC sẽ làm những gì?

Công việc của QAQC sẽ làm những gì?


Để đạt hiệu quả trong tất cả các khâu sản xuất/dịch vụ thì cần phải có sự kiểm soát chất lượng (QC) để đảm bảo chất lượng (QA). Do đó, kỹ sư QAQC chắc chắn đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hệ thống của nhà máy sản xuất. Hãy cùng Viện UCI tìm hiểu về những lợi ích mà nghề QAQC mang lại cũng như định hướng nghề nghiệp tương lai các bạn nhé.

Tiêu chuẩn FSSC 22000:2010

Tiêu chuẩn FSSC 22000:2010


Hiệp hội Chứng nhận an toàn thực phẩm đã kết hợp hai tiêu chuẩn ISO 22000 và PAS 220 thành tiêu chuẩn FSSC 22000 (Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm) và được tổ chức GFSI chấp thuận. Tiêu chuẩn FSSC 22000 được xem là tiêu chuẩn ngang cấp và có thể thay thế cho các tiêu chuẩn được công nhận trước đây bởi GFSI như BRC, IFS, SQF.

Đối tượng nào cần học QA-QC?

Đối tượng nào cần học QA-QC?

Với những tính năng ưu việt của QA và QC mang lại hiệu quả trong ngành chất lượng thì các đối tượng có thể học QAQC như sau:
- Tất cả những người làm việc trong sản xuất, bảo dưỡng, lập kế hoạch, nhân viên dịch vụ kỹ thuật cũng như những người tham gia trong quá trình cải tiến.
- Mỗi đối tượng trong khu vực nhà máy sản xuất: Giám đốc,Tổ trưởng, Quản đốc,...
- Những cá nhân mong muốn trở thành chuyên gia đánh giá và kiểm soát chất lượng chuyên nghiệp.
- Sinh viên Đại học, Cao đẳng ,...

Với khóa học Chuyên gia đánh giá và kiểm soát chất lượng QAQC tại Viện UCI được thiết kế phù hợp cho các đối tượng nêu trên sẽ giúp các bạn thực hành những kỹ năng như vận hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng một cách chuyên nghiệp.
Viện UCI tổng hợp

Làm sao để quản lý hệ thống An toàn thực phẩm ?

Làm sao để quản lý hệ thống An toàn thực phẩm ?


Một danh mục thực phẩm với các chỉ tiêu kiểm nghiệm, tiêu chuẩn an toàn là vô cùng cần thiết. Nó không chỉ giúp các cơ quan quản lý vệ sinh thực phẩm biết để điều chỉnh hệ thống mà còn giúp người dân và cơ quan truyền thông giám sát được thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm, an tâm để lựa chọn thực phẩm.




Trong đó, bộ tiêu chuẩn ISO 22000 đang được các doanh nghiệp đem lại ưu thế cạnh tranh cao trong nước và tạo điều kiện cho việc xuất khẩu sang thị trường khó tính trên thế giới và nhiều lợi ích như:
  • Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Có thể thay thế cho nhiều tiêu chuẩn khác nhau: GMP, HACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS.
  • Giảm chi phí bán hàng.
  • Giảm tối đa các nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng.
  • Tăng cường uy tín, sự tin cậy, sự hài lòng của nhà phân phối, khách hàng.
  • Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp.
  • Thuận tiện trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác (ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO 14000).

Bộ tiêu chuẩn ISO 22000

  • ISO 22000:2007: Yêu cầu tiêu chuẩn cho mọi tổ chức trong chuỗi thực phẩm.
  • ISO/TS 22004:2005: Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005.
  • ISO/TS 22003:2007: Yêu cầu cho các tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  • ISO 22005:2007: Hệ thống xác định nguồn gốc thức ăn gia súc và thực phẩm.
      Và cùng hội nhập với nền công nghiệp nói chung và nền công nghiệp chế biến thực phẩm nói riêng, Viện UCI đã đào tạo hàng ngàn học viên lĩnh hội đầy đủ kiến thức và ứng dụng thực tiễn trong lĩnh vực An toàn thực phẩm, góp phần vào đội ngũ chuyên gia an toàn thực phẩm trong và ngoài nước.
Viện UCI tổng hợp

Lợi ích khi áp dụng ISO 9001 trong doanh nghiệp.

Lợi ích khi áp dụng ISO 9001 trong 

doanh nghiệp.


Những doanh nghiệp chú trọng đến vấn đề chất lượng hiện nay là những doanh nghiệp thành công trên thị trường. Những tiêu chí để tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm giá cả, chất lượng và dịch vụ hậu mãi. Quan trọng hơn cả vẫn là chất lượng thỏa mãn khách hàng. Vì vậy việc lựa chọn áp dung tiêu chuẩn ISO 9001 là một công cụ giúp doanh nghiệp tạo ra chất lượng dịch vụ tối ưu nhất. Một doanh nghiệp khi xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 sẽ nhận được những lợi ích như sau:

Vai trò và lợi ích của Logistics đối với hoạt động sản xuất kinh doanh

Vai trò và lợi ích của Logistics đối với hoạt động sản xuất kinh doanh


Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistic được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistic tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phát triển dịch vụlogistic một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia.

ISO 14001:2015 có gì mới?

ISO 14001:2015 có gì mới?



ISO 14001 là một trong những tiêu chuẩn về quản lý môi trường phổ biến nhất trên thế giới. Trên cơ sở soát xét lại nhằm đảo bảo tính phù hợp với yêu cầu trong tương lai, phiên bản ISO 14001:2015 đã đạt sự đồng thuận quốc tế trong việc đưa ra các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý môi trường. Nó giúp cải thiện tổ chức của họ gắn với đảm bảo hiệu suất môi trường thông qua sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và giảm chất thải, đạt được lợi thế cạnh tranh và sự tin tưởng, sự tín nhiệm của các bên liên quan.




Hai mươi năm qua, với việc đưa ra các yêu cầu đối với quản lý môi trường, ISO 14001 đã là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới và là một công cụ kinh doanh quan trọng đối với nhiều tổ chức. Với con số hơn 300.000 chứng chỉ được cấp mỗi năm, ISO 14001 đứng ở vị trí khá cao trong chương trình nghị sự của nhiều tổ chức, những đơn vị quan tâm đến tác động môi trường.
Nhằm đảm bảo tính phù hợp của tiêu chuẩn đối với sự phát triển của thị trường, mới đây, ngày 15/09/2015, bản soát xét của ISO 14001 phiên bản năm 2015 (ISO 14001:2015 thay thế phiên bản ISO 14001:2004) đã chính thức được công bố và áp dụng. Phiên bản mới đáp ứng những xu hướng mới nhất, ví như thừa nhận của các công ty về sự cần thiết phải tính đến cả yếu tố bên ngoài lẫn bên trong có ảnh hưởng đến tác động của chúng, bao gồm cả biến đổi khí hậu.
Bản soát xét là kết quả công sức lao động của 121 chuyên gia của ban kỹ thuật ISO/TC 207/SC 1 về phát triển môi trường đại diện cho các bên liên quan từ 88 quốc gia, dẫn dắt bởi BSI, đại diện của UK trong ISO.
ISO 14001:2015 chứa đựng các cải tiến, cải thiện trong một số điểm chính sau:
- Cam kết của bộ phận lãnh đạo;
- Sự gắn kết với đường lối chiến lược;
- Bảo vệ môi trường, tập trung vào các sáng kiến chủ động;
- Giao tiếp hiệu quả thông qua các chiến lược truyền thông;
- Suy nghĩ trên cơ sở vòng đời của sản phẩm, dịch vụ; cân nhắc từng giai đoạn, quá trình từ lúc xây dựng, phát triển cho đến khi kết thúc.
Tính đến thời điểm hiện tại, ISO 14001 đã tồn tại được 20 năm. ISO 14001:2015 có thể được áp dụng bởi bất kỳ tổ chức, bất kể quy mô hoạt động hoặc lĩnh vực. Nó đưa ra những tiêu chí cho một hệ thống quản lý môi trường và có thể được chứng nhận; Hoạch định ra những khuôn khổ hành động cho một công ty hay tổ chức có thể làm theo để thiết lập một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả. ISO 14001:2015 không quy định các tiêu chí hoạt động môi trường cụ thể nên tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần Tiêu chuẩn tương ứng, phù hợp để cải thiện hệ thống quản lý môi trường của mình.

Không thể công bố phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001:2015 nếu tất cả các yêu cầu của nó được tích hợp vào HTQL môi trường của tổ chức, doanh nghiệp đang áp dụng ISO 14001:2004 mà không có sự đánh giá loại trừ các điểm không phù hợp.
Theo hướng dẫn của Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF), các tổ chức được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 có 3 năm kể từ ngày tiêu chuẩn mới được ban hành để chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 14001:2015. Điều này có nghĩa Giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 chỉ có thể được cấp kể từ ngày 15/09/2015 và tất cả Giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 sẽ hết hiệu lực sau ngày 14/09/2018.
Theo: Bản tin môi trường