Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Tại sao phải kiểm soát chất lượng ?

Tại sao phải kiểm soát chất lượng ?

Tại sao phải kiểm soát chất lượng? Môi trường kinh tế phát triển hội nhập ngày nay đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh và cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển các nhà điều hành doanh nghiệp phải giải quyết nhiều yếu tố, trong đó chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng trong quản lý điều hành doanh nghiệp

Ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng trong quản lý điều hành doanh nghiệp


Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 đến nay đã khá quen thuộc với nhiều doanh nghiệp. Theo thống kê cả nước có khoảng trên 5,000 doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống này và đã đạt chứng nhận.

Mục tiêu và vai trò của quản lý chất lượng

Mục tiêu và vai trò của quản lý chất lượng


Hợp tác kinh tế, trao đổi văn hóa khoa học kỹ thuật giữa các quốc gia trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. Trước tình hình đó, các quốc gia đều tham gia vào một vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt, đồng nghĩa với việc mỗi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ. Qua đó cho thấy việc đề ra mục tiêu và xác định vai trò của việc quản lý chất lượng sẽ giúp chúng ta nâng cao sức cạnh tranh đúng hướng trong thời kì hội nhập.

Một số nội dung cơ bản của việc quản trị chất lượng

Một số nội dung cơ bản của việc quản trị chất lượng


Vòng đời của một sản phẩm đều trải qua 3 giai đoạn: thiết kế, sản xuất và đưa vào sử dụng. Chính vì vậy mà việc quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp cũng sẽ tham gia vào từng khâu của quá trình tạo sản phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm tạo ra đạt chất lượng, đáp ứng vượt hơn mong đợi của khách hàng.



Hiện tại, có một số hệ thống quản lý chất lượng như hệ thống quản lý chất lượng (QLCL) theo tiêu chuẩn quốc tế ISO – 9000 và hệ thống QLCL toàn diện, cho nên việc đánh giá, kiểm tra và quản lý chất lượng cũng sẽ dựa vào 2 tiêu chuẩn này. Và sau đây là một số nội dung cơ bản của việc quản trị chất lượng theo từng giai đoạn của sản phẩm:
+ QLCL trong khâu thiết kế: là phân hệ đầu tiên trong khâu quản lý, vì vậy những thông số kỹ thuật  sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Vì thế, để thực hiện tốt khâu này để đưa ra được những sản phẩm tốt cho khách hàng, sản phẩm được thiết kế phải dựa vào các yêu cầu sau:
  • Đáp ứng nhu cầu của khách hàng: được xem là tiêu chí đầu tiên, quan trọng nhất trong quá trình tạo ra sản phẩm, bởi một sản phẩm được tạo ra nhưng không đáp ứng được nhu cầu cảu khách hàng thì cũng như là phế phẩm.
  • Thích ứng với khả năng.
  • Đảm bảo tính cạnh tranh.
  • Tối thiểu hoá chi phí.
+ Quản lý chất lượng trong khâu sản xuất: khâu tiếp theo cũng quan trọng không kém đó chính là việc sản xuất sản phẩm, vì vậy việc quản trị ở khâu này cần thực hiện đầy đủ và đúng các nhiệm vụ sau:
  • Đáp ứng đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng, chúng loại và địa điểm của nguyên vật liệu.
  • Kiểm tra đầu vào của vật tư chuẩn bị đưa vào sản xuất.
  • Phát hiện sai sót, tìm sai sót và loại bỏ.
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Đánh giá chung sản phẩm thông qua các thông số kỹ thuật, tỉ lệ sai hỏng của thành phẩm.
Một số nội dung của quản trị chất lượng:
+ QLCL trong và sau khi bán hàng: thỏa mãn yêu cầu khách hàng chính là mục tiêu mà mọi sản phẩm của bất kì doanh nghiệp nào cũng hướng đến,  doanh thu của doanh nghiệp có tăng lên hay có thu hút người tiêu dùng hay không cũng nhờ vào việc quản lý của khâu này có tốt không? Và để quản lý tốt khâu này cần thực hiện một số nhiệm vụ như:
  • Chế độ dịch vụ bảo trì, bảo hành, hậu mãi hợp lý.
  • Phổ biến các tính năng, điều kiện và phạm vi sử dụng (nếu có) của sản phẩm đến người tiêu dùng.
  • Những vấn đề liên quan đến việc vận chuyển, cung ứng sản phẩm sao cho mức chi phí đến tay người tiêu dùng thấp nhất có thể.
Toàn bộ nội dung Quản lý chất lượng sẽ được chuyển tải đầy đủ trong nội dung khóa học ISO 9001:2015 và hướng dẫn cách thức vận hành, kiểm soát toàn bộ hệ thống. Đồng thời với đội ngũ tư vấn gồm các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực chất lượng sẽ cùng đồng hành với doanh nghiệp tạo ra một hệ thống quản lý chất lượng hoàn chỉnh và đạt chứng nhận quốc tế.
Viện UCI tổng hợp

Quản lý chất lượng và những điều chưa biết

Quản lý chất lượng và những điều chưa biết

ISO 9000 ra đời vào năm 1996, từ khi chỉ có 2 doanh nghiệp áp dụng mô hình quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO thì đến nay cả nước đã có trên 1.200 doanh nghiệp đã áp dụng. Vậy quản lý chất lượng hay kiểm tra chất lượng là làm những việc gì? Vấn đề này vẫn còn nhiều người mơ hồ mà nguyên nhân cơ bản đó là vẫn chưa có định nghĩa cụ thể nào về chất lượng nên dẫn đến việc tranh cãi về vấn đề quản lý chất lượng. Vì thế, Viện UCI chia sẻ một số thông tin về quản lý chất lượng.

Lãnh đạo chất lượng: Góc nhìn của người trong cuộc

Lãnh đạo chất lượng: Góc nhìn của người trong cuộc


Sau gần 20 năm triển khai ISO 9000 tính đến nay đã có hàng ngàn cán bộ đại diện Lãnh đạo chất lượng (Quality Management Representative - QMR) được đào tạo góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế doanh nghiệp cũng nhưng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Áp dụng HACCP hay ISO 22000?

Áp dụng HACCP hay ISO 22000?

Cuộc sống con người phải gắn liền với thực phẩm – nguồn cung cấp nhu cầu cơ bản của con người. Do đó, việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng HACCP & ISO 22000 đều có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với các cơ sở, doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang phải đặt câu hỏi nên lựa chọn hệ thống quản lý chất lượng nào thì thích hợp? Hay nếu đã áp dụng HACCP có thể chuyển đổi sang hệ thống an toàn thực phẩm ISO 22000 hay không?