Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Các bước áp dụng HACCP thành công

Các bước áp dụng HACCP thành công


Khi áp dụng HACCP trong suốt dây chuyền thực phẩm thì mỗi quy trình đều phải hoạt động theo tiêu chuẩn những nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm, các quy phạm thực hành và văn bản riêng về an toàn thực phẩm. Phải áp dụng HACCP cho từng thao tác, hoạt động cụ thể, tập trung kiểm soát tại điểm kiểm soát tới hạn CCP. Sau đây là 12 bước áp dụng HACCP dành cho các bạn tham khảo tìm hiểu và vận hành quy trình HACCP đúng chuẩn.

Bước 1Lập nhóm công tác về HACCP.




Việc nghiên cứu HACCP đòi hỏi phải thu thập, xử lý và đánh giá các số liệu chuyên môn. Do đó, các phân tích phải được tiến hành bởi nhóm cán bộ thuộc các chuyên ngành khác nhau nhằm cải thiện chất lượng các phân tích và chất lượng các quyết định sẽ được đưa ra. Các thành viên phải được đào tạo và có đủ hiểu biết về những vấn đề liên quan trong công việc xây dựng và áp dụng chương trình HACCP.

Bước 2: Mô tả sản phẩm.

Phải mô tả đầy đủ những chi tiết quan trọng của sản phẩm sẽ nghiên cứu, kể cả những sản phẩm trung gian tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm được xét có liên quan đến tính an toàn và chất lượng thực phẩm. 

Bước 3: Xác định mục đích sử dụng 

Căn cứ vào cách sử dụng dự kiến của sản phẩm đối với nhóm người sử dụng cuối cùng hay người tiêu thụ để xác định mục đích sử dụng (phương thức sử dụng, phương thức phân phối, điều kiện bảo quản và thời hạn sử dụng, yêu cầu ghi nhãn).

Bước 4: Thiết lập sơ đồ quy trình sản xuất.

Sơ đồ qui trình sản xuất và sơ đồ mặt bằng, bố trí thiết bị phải do nhóm HACCP thiết lập bao gồm tất cả các bước trong quá trình sản xuất. Đây là bước quan trọng để xây dựng kế hoạch HACCP.

Bước 5: Thẩm tra sơ đồ quy trình sản xuất.

Nhóm HACCP phải thẩm tra lại từng bước trong sơ đồ một cách cẩn thận bảo đảm sơ đồ đó thể hiện một cách đúng đắn quá trình hoạt động của quy trình trong thực tế. Phải kiểm tra sơ đồ này ứng với hoạt động của quy trình cả vào ban ngày lẫn ban đêm và những ngày nghỉ. Sơ đồ phải được chỉnh sửa cẩn thận sau khi nhận thấy những thay đổi so với sơ đồ gốc.

Bước 6: Xác định và lập danh mục các mối nguy hại và các biện pháp phòng ngừa.

Nhận diện tất cả các mối nguy hại có thể xảy ra. Những nguy hại được xem xét phải là những nguy hại mà việc xóa bỏ nó hay hạn chế nó đến mức độ chấp nhận được sẽ có tầm quan trọng thiết yếu đến chất lượng an toàn thực phẩm xét theo những yêu cầu đã được đặt ra. Tiến hành phân tích mối nguy để xác định các biện pháp phòng ngừa kiểm soát chúng. Các biện pháp phòng ngừa là những hành động được tiến hành nhằm xóa bỏ hoặc giảm bớt mức độ gây hại của mối nguy đến mức độ thấp nhất có thể.

Bước 7: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn CCPs.

Để xác định các CCPs có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong đó phổ biển là sử dụng “cây quyết định”. “Cây quyết định” là sơ đồ có tính lôgic nhằm xác định một cách khoa học và hợp lý các CCPs trong một chu trình thực phẩm cụ thể. Rà soát lại các kết quả phân tích mối nguy hại và các biện pháp phòng ngừa độc lập. Loại bỏ các mối nguy hại có thể kiểm soát bằng việc áp dụng các PP. Các mối nguy còn lại là các mối nguy không thể kiểm soát đầy đủ bằng các PP thì tiến hành phân tích để xác định CCPs

Bước 8: Thiết lập các ngưỡng tới hạn cho từng CCP.

Ngưỡng tới hạn là các giá trị được định trước cho các biện pháp an toàn nhằm triệt tiêu hoặc kiếm soát một mối nguy tại một CCP trong suốt quá trình vận hành. Mỗi điểm CCP có thể có nhiều ngưỡng tới hạn. Để thiết lập chúng, cần căn cứ vào các quy định vệ sinh, an toàn của nhà nước, các tiêu chuẩn quốc tế, các hướng dẫn kiến nghị quốc tế FAO, WHO, các cứ liệu khoa học, các tài liệu kỹ thuật, các thông số quy trình công nghệ, các số liệu thực nghiệm. Để đảm bảo các chỉ tiêu cần kiểm soát không có cơ hội vượt ngưỡng tới hạn, cần xác định giới hạn an toàn để tại đó phải tiến hành điều chỉnh quá trình chế biến nhằm ngăn ngừa khả năng vi phạm ngưỡng tới hạn. Trong thực tế, đưa ra khái niệm ngưỡng vận hành là giá trị tại đó của chỉ tiêu cần kiểm soát, người điều khiển phải kịp thời điều chỉnh thiết bị hay quy trình để đảm bảo giá trị đó không quá ngưỡng tới hạn. Như vậy, ngưỡng vận hành luôn luôn có hệ số an toàn cao hơn ngưỡng tới hạn và có giá trị luôn nằm trong vùng an toàn của ngưỡng tới hạn. 

Bước 9: Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP.

Giám sát là đo lường hay quan trắc theo lịch trình các thông số của CCP để so sánh chúng với các ngưỡng tới hạn. Hệ thống giám sát mô tả phương pháp quản lý sử dụng để đảm bảo cho các điểm CCP được kiểm soát, đồng thời nó cũng cung cấp như hồ sơ về tình trạng của quá trình để sử dụng về sau trong giai đoạn thẩm tra. Việc giám sát phải cung cấp thông tin đúng để hiệu chỉnh nhằm bảo đảm kiểm soát quá trình, ngăn ngừa vi phạm các ngưỡng tới hạn.

Bước 10: Thiết lập các hành động khắc phục.

Các hành động khắc phục được tiến hành khi kết quả cho thấy một CCP nào đó không được kiểm soát đầy đủ. Phải thiết lập các hành động khắc phục cho từng CCP trong hệ thống HACCP để xử lý các sai lệch khi chúng xảy ra nhằm điều chỉnh đưa quá trình trở lại vòng kiểm soát.

Bước 11: Thiết lập các thủ tục thẩm tra.

Hoạt động thấm tra phải được tiến hành nhằm để đánh giá lại toàn bộ hệ thống HACCP và những hồ sơ của hệ thống. Tần suất thẩm tra cần phải đủ để khẳng định là hệ thống HACCPđang hoạt động có hiệu quả. Các phương pháp thẩm tra có thể bao gồm các hệ thống nội bộ, kiểm tra về mặt vi sinh các mẫu sản phẩm trung gian và cuối cùng, tiến hành thêm các xét nghiệm tại những điểm CCP có chọn lọc, tiến hành điều tra thị trường để phát hiện những vấn đề sức khỏe không bình thường do tiêu thụ sản phẩm, cập nhật số liệu từ phía người tiêu dùng sản phẩm. Đó chính là cơ sở để bổ sung, sửa đổi chương trình HACCP. Thủ tục thẩm tra bao gồm: Xem xét lại nghiên cứu HACCP và những hồ sơ ghi chép. Đánh giá lại những lệch lạc và khuyết tật sản phẩm. Quan sát nếu các điểm CCP còn đang kiểm soát được. Xác nhận những ngưỡng tới hạn được xác định. Đánh giá lại chương trình HACCP và tình hình sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng hiện tại trong tương lai.

Bước 12: Thiết lập bộ tài liệu và lưu giữ hồ sơ HACCP.

Việc lưu giữ hồ sơ có hiệu quả và chính xác đóng vai trò quan trọng trong áp dụng hệ thống HACCP. Các thủ tục HACCP phải được ghi thành văn bản. Việc lập bộ tài liệu và lưu giữ hồ sơ phải phù hợp với tính chất và quy mô của quá trình hoạt động. Ngoài các bước nêu trên, để thực thi kế hoạch HACCP hiệu quả thì việc đào tạo nhận thức của công nhân viên trong cơ sở về nguyên tắc và các ứng dụng hệ thống HACCP cũng rất quan trọng để có thể áp dụng thành công hệ thống.

Đảm bảo an toàn thực phẩm bằng chuẩn ISO 22000, GMO, HACCP, BRC, Global Gap.

Đảm bảo an toàn thực phẩm bằng chuẩn ISO 22000, GMO, HACCP, BRC, 

Global Gap.

Thành phẩm đến tay người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu không chỉ đáp ứng về giá trị dinh dưỡng, nồng độ chất bảo quản trong mức cho phép, vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn chú trọng đến nguồn gốc, quá trình nuôi trồng, chế biến. Đó cũng chính là lý do mà các nhà sản xuất bắt buộc phải thực hiện các quy trình kiểm soát chất lượng theo các tiêu chuẩn GMP, HACCP, BRC, ISO 22000, Global Gap,… để sản phẩm đạt tiêu chuẩn đáp ứng được nhu cầu mong đợi của khách hàng

Sự cần thiết của quản lý rủi ro trong thực phẩm

Sự cần thiết của quản lý rủi ro trong 

thực phẩm

Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, kích thích tăng trưởng không hợp lý. Với thực trạng nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao của con người thì vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm càng trở nên báo động hơn bao giờ hết. Quản lý rủi ro trong thực phẩm là hành động ngăn ngừa và hạn chế các tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm. Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh Ung thư nhiều nhất thế giới và nguyên nhân chính là thực phẩm ăn hàng ngày của con người.


Vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm với mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội vẫn tồn tại nhiều thách thức ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Rất nhiều quốc gia đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tăng cường hệ thống an toàn thực phẩm quốc gia nhưng một số khác vẫn đang cần tiếp tục hoàn chỉnh các qui định liên quan tới hệ thống thực phẩm truyền thống để đáp ứng được những thách thức phải đối mặt như tỉ lệ cao các thực phẩm nhiễm bệnh vẫn còn tồn tại cùng với những mối nguy hiểm mới vẫn tiếp tục gia tăng trong chuỗi thực phẩm.

Rủi ro thực phẩm tới sức khỏe con người có thể phát sinh bởi các mối nguy từ sinh học, hóa chất hay vật lý. Các tác nhân gây bệnh trên thực phẩm, ví dụ các vi sinh vật được tìm thấy trong thức ăn như vi khuẩn là tác nhân chính của thực phẩm nhiễm bệnh. Chuỗi thực phẩm bao gồm nhiều giai đoạn mà ở đó thực phẩm đều có thể bị nhiễm độc bởi các tác nhân gây bệnh. Áp dụng phương pháp phân tích rủi ro để đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm có thể đóng góp tích cực vào việc giảm thiểu thực phẩm nhiễm bệnh và tăng cường hệ thống an toàn thực phẩm.

Tóm lại: Thực phẩm nhiễm bệnh và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế xã hội; Các loại mầm bệnh thực phẩm mới và dấu hiệu đặc trưng phổ biến của mỗi loại; Rủi ro an toàn thực phẩm và những lỗ hổng trong chuỗi cung ứng thực phẩm; Khuôn khổ trong việc phân tích rủi ro đối với an toàn thực phẩm; Quản lí và đánh giá những rủi ro từ vi sinh vật; Thực hành tốt việc ngăn chặn/điều chỉnh thực phẩm nhiễm bệnh trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Với mục tiêu cung cấp cho học viên 
kiến thức về rủi ro an toàn thực phẩm và các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng thực phẩm, đặc biết là các tác nhân gây bệnh trên thực phẩm cũng như dấu hiệu để nhận biết chúng. Và nâng cao hiểu biết cho học viên về các mô hình và ứng dụng của quản lý rủi ro an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
Viện UCI tổng hợp

Chuyển OHSAS 18001 thành một tiêu chuẩn ISO

Chuyển OHSAS 18001 thành một tiêu chuẩn ISO


Tiêu chuẩn Ohsas 18001 (có thể bị nhầm với tiêu chuẩn ISO 18001) được chấp nhận trên toàn cầu như là một phương pháp đánh giá hệ thống quản lý An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp. Được các tổ chức tiêu chuẩn thế giới và các tổ chức thương mại hàng đầu xây dựng, tiêu chuẩn Ohsas 18001 cung cấp cho các tổ chức một khung kiểm tra việc quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp thích hợp và hiệu quả tại nơi làm việc.


Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO vừa tán thành thành lập một Ủy ban dự án mới để xây dựng một Tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn rất được mong đợi này sẽ giúp mang lại những hướng dẫn hiệu quả, khả dụng cho các cơ quan nhà nước, các ngành công nghiệp và các bên liên quan khác để tăng cường an toàn cho công nhân ở mọi quốc gia trên thế giới. Việc xây dựng Tiêu chuẩn mới sẽ được Ủy ban Dự án ISO (PC) 283, Các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp - Các yêu cầu giám sát thực hiện.

Theo số liệu của ILO (Tổ chức Lao động quốc tế), có 6 300 người chết mỗi ngày do tai nạn lao động hoặc do các bệnh liên quan đến công việc – hơn 2.3 triệu người chết mỗi năm và 317 triệu tai nạn lao động xảy ra hàng năm; rất nhiều tai nạn khiến người lao động không thể tiếp tục làm việc. Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn rất nhiều những vụ tai nạn như vậy, và tiêu chuẩn ISO sắp ra đời, lần đầu tiên, sẽ cung cấp một khung thực hành tốt nhất về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trên toàn thế giới, và qua đó giảm được số vụ tai nạn, thương tích và bệnh tật liên quan đến công việc trên toàn thế giới.
Ban thư ký của ISO/PC 283 đã được giao cho BSI, Tổ chức các tiêu chuẩn Anh quốc, và lần họp đầu tiên của tổ chức sẽ được tiến hành vào 21-25 tháng 10 tại London, Vương quốc Anh. Ủy ban dự án ISO sẽ được giao nhiệm vụ chuyển đổi OHSAS 18001 (các yêu cầu về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp) thành một tiêu chuẩn ISO.
Charles Corrie, thư ký của ISO/PC 283 nhận xét: “Theo ILO, gánh nặng kinh tế do thực hiện bảo đảm an toàn và sức khỏe nghề nghiệp kém chiếm khoảng 4 % tổng GDP toàn cầu mỗi năm. Người sử dụng lao động phải đối mặt với việc trả khoản lương hưu tốn kém cho các nhân viên nghỉ hưu sớm, mất cán bộ có tay nghề giỏi, nhân viên hay phải nghỉ việc và mức bảo hiểm cao do các tai nạn hay bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp. Tiêu chuẩn ISO sắp ra đời có tiềm năng cải tiến việc quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trên tầm quốc tế.”
Ủy ban dự án ISO sẽ gắn kết các chuyên gia và các bên quan tâm với nhau trong việc quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Công việc của ủy ban sẽ là xây dựng một tiêu chuẩn theo hướng tiếp cận các hệ thống quản lý chung tương tự trước đó khi xây dựng ISO 9001:2008 về quản lý chất lượng hay ISO 14001:2004 về quản lý môi trường và áp dụng cho các mục tiêu khác.
Charles Corrie cho biết thêm “Tạo ra một môi trường lao động an toàn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào và là một trong những cách thức tốt nhất để thu hút/ giữ đội ngũ cán bộ nhân viên và tăng tối đa năng suất. Dù vẫn ở trong giai đoạn trứng nước, tiêu chuẩn ISO sắp ra đời sẽ đem lại cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới một nền tảng vững chắc để đạt được thành công lâu dài”.
Viện UCi tổng hợp

Cơ hội của ngành bảo hộ lao động

Cơ hội của ngành bảo hộ lao động

Sự phát triển đất nước gắn liền với sự phát triển cơ sở hạ tầng. Do đó, nguồn lao động kỹ thuật cao trở thành nhu cầu cấp bách ở các quốc gia đang phát triển. Đội ngũ kỹ sư có trình độ và tay nghề cao luôn được săn đón cạnh tranh từ các công ty đến tập đoàn quy mô lớn. Thêm vào đó, vấn đề an toàn & bảo hộ lao độngluôn được quan tâm hàng đầu và được kiểm soát bởi các đội ngũ kỹ sư bảo hộ lao động - nguồn nhân lực đang rất thiếu ở Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn. Sau đây, chúng ta hãy cùng Viện UCI tìm hiểu thông tin về ngành bảo hộ lao động, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Các tài liệu cần cho dân Thực Phẩm - ISO 22000 & HACCP

Các tài liệu cần cho dân Thực Phẩm - ISO 22000 & HACCP

Dưới đây là các tài liệu cần có của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiêu chuẩn HACCP & ISO 22000 mà các danh nghiệp thực phẩm cần phải biết khi áp dụng tiêu chuẩn HACCP & ISO 22000.

Các tài liệu cần có của hệ thống An Toàn Thực Phẩm ISO 22000 & HACCP là:

– Sổ tay hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
– Chính sách An toàn thực phẩm.
– Mục tiêu An toàn thực phẩm.
– Quy trình kiểm soát tài liệu.
– Quy trình kiểm soát hồ sơ.
– Quy trình đánh giá nội bộ.
– Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp.
– Quy trình hành động khắc phục – Phòng ngừa.
– Thủ tục bảo trì máy móc, thiết bị.

– SSOPs.
– Quy trình thu hồi sản phẩm không phù hợp.
– Quy trình nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm.
– Quy trình hoạch định ứng phó khẩn cấp.
– Tiêu chuẩn nguyên liệu, bao bì, thành phẩm.
– Quy trình thẩm định và thẩm tra.
– Sơ đồ, quy trình sản xuất.
– Bảng mô tả sản phẩm.
– Bảng phân tích mối nguy.
– Bảng xác định các điểm CCP & OPRPs.

– Kế hoạch HACCP và chương trình OPRPs.
– Quyết định thành lập nhóm HACCP.
– Trách nhiệm và quyền hạn/ Mô tả công việc.
– Quy trình trao đổi thông tin.
– Quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng.
– Quy trình đo lường sự thỏa mãn của khách hàng.
– Quy trình xem xét hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
– Quy trình tuyển dụng.
– Quy trình đào tạo.
– Quy định tiêu chuẩn chức danh.
Tóm lại: Để đem lại hiệu quả cho quản lý hệ thống an toàn thực phẩm chúng ta cần phải bổ sung những kiến thức về khóa học FSMS - ISO 22000 & HACCP còn thiếu và trang bị cho mình những tài liệu cần thiết để phục vụ việc kiểm soát và quản lý được chặt chẽ và tránh gặp phải những sai phạm không đáng có. 

Đánh giá viên trưởng là gì? Và tại sao cần phải hướng đến vị trí Lead Auditor?

Đánh giá viên trưởng là gì? Và tại sao cần phải hướng đến vị trí Lead Auditor?

Lợi ích và công việc cần phải làm khi bạn trở thành một đánh giá viên trưởng ISO 9001 trong tương lai. Nếu bạn đang tìm một cơ hội việc làm mới, trở thành một đánh giá viên trưởng ISO 9001 thì thông tin này chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và đưa ra quyết định đúng đắn. Tuy nhiên có một vài vấn đề cần xem xét trước khi đăng kí khóa học đánh giá viên trưởng ISO 9001.

Nên chọn nơi học nào?



Các khóa học thường được tổ chức bởi các tổ chức được công nhận như các tổ chức chứng nhận (SGS, Lloyd, BV, DNV,…) hoặc các tổ chức đào tạo đã được phê duyệt (Nigel Bayer, Excel partnership,…) và được dạy bởi các giảng viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, có nhiều tổ chức “được chấp nhận” và “được công nhận” chỉ có giá trị tại quốc gia nơi mà cơ quan đó có trụ sở hoặc được chấp nhận ở khu vực (theo Chuyên gia Djordje Ilic tổ chức IRCA). Trong đó, chứng chỉ của Viện UCI “được công nhận” trên toàn lãnh thổ Việt Nam và các công ty nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao, ưu tiên tuyển dụng - sẽ là nơi lý tưởng để bạn lựa chọn.

Khóa học đánh giá viên trưởng như thế nào?

Khóa học đánh giá viên trưởng ISO 9001 mất 4 - 5 ngày (học cả ngày và phần bài tập ở nhà). Các khóa học bao gồm các vấn đề lý thuyết, thảo luận giữa các học viên và giữa giảng viên với các nhóm, hội thảo cá nhân, đánh giá liên tục từ giảng viên về từng người và kiểm tra viết bài. Khi bạn vượt qua kì thi viết bạn sẽ được cấp chứng chỉ ISO 9001.

Đạt được vị trí đánh giá viên trưởng

Ngay cả khi có giấy chứng nhận cũng khó có thể tìm được một công việc như là một người đánh giá viên trưởng bởi vì đầu tiên bạn phải có kinh nghiệm thực tiễn về các phương pháp và kỹ thuật đánh giá. Điều này có thể đạt được thông qua các cơ quan đánh giá. Thông thường, phải mất khoảng 5 năm kinh nghiệm làm người quan sát (với vai trò là một thành viên của nhóm đánh giá) để đạt được vị trí đánh giá viên trưởng. Trong giai đoạn này, nếu bạn có những kiến nghị tích cực từ đánh giá viên quan sát bạn, bạn sẽ nhận được một bản ghi từ cơ quan chứng nhận nói rằng bạn có tư cách trở thành đánh giá viên và bạn phải giữ nhật ký đánh giá chứng minh là đánh giá của bạn. Khi hoàn thành giai đoạn này, nếu bạn cũng được giới thiệu từ người giám sát công việc của bạn trong giai đoạn này, bạn sẽ nhận được một bản ghi từ cơ quan chứng nhận rằng bạn hiện là một đánh giá viên trưởng.

Cơ hội nghề nghiệp

LEAD AUDITOR sẽ làm gì?

-          Trưởng bộ phận ISO trong công ty.
-          Hướng dẫn các nhân viên phòng ban thực hành xây dựng ISO.
-          Đủ tiêu chuẩn tham gia tổ chức đánh giá quốc tế.
-          Đánh giá công ty đối tác, nhà thầu.
Hiện tại, bạn có chứng chỉ Lead Auditor ISO 9001 và có hồ sơ của cơ quan chứng nhận xác nhận tình trạng của bạn về đánh giá viên và đánh giá viên trưởng và các bản ghi của bạn từ các cuộc đánh giá , bạn là một đánh giá viên trưởng hoàn chỉnh và có thẩm quyền.
Tại thời điểm này bạn có thể tìm kiếm một cơ hội việc làm để trở thành một đánh giá viên làm việc toàn thời gian tại công ty với vai trò là Trưởng bộ phận ISO hoặc làm việc như một nhà thầu phụ với một số cơ quan chứng nhận. Tại sao bạn có thể làm nhiều thứ như vậy? Bởi vì đó là cơ hội để bạn kiếm tiền mỗi ngày, điều quan trọng là tạo mối quan hệ mới (gần 40% mỗi cuộc đánh giá được thực hiện bởi quản lý cấp cao của tổ chức), xem các phương pháp tiếp cận và công nghệ mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chứng nhận giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển, đặc biệt là tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn khác – tất cả đều dựa trên ISO 9001.

Đội ngũ chuyên gia huấn luyện Viện UCI

Với vốn kiến thức sâu rộng và bề dày kinh nghiệm từ 15 năm trở lên, công tác trong các tổ chức chứng nhận quốc tế và là một chuyên gia tư vấn tại nhiều công ty trong nước và công ty nước ngoài tại Việt Nam mới có thể đảm trách khóa huấn luyện nâng cao Đánh giá viên trưởng này và đội ngũ Chuyên gia Viện UCI hội đủ các tố chất cần thiết đáp ứng vai trò là người dẫn dắt bạn trở thành một Lead Auditor thực thụ.
  - Chuyên gia huấn luyện cấp cao TS. Nguyễn Hiệp, Giám Đốc Viện Kaizen Việt Nam với hơn 15 năm trong lĩnh vực tư vấn và huấn luyện chất lượng.
  - Chuyên gia TS. Đinh Viết Huyễn, Nguyên Phó Tổng Giám Đốc CTCP Đường sắt Sài Gòn đã có hơn 20 năm trong lĩnh vực đánh giá chất lượng.
Để kết luận, hãy nhớ rằng loại chứng chỉ cá nhân này không những cung cấp cho bạn kiến thức mới, xây dựng năng lực cá nhân của bạn mà còn tạo cơ hội có việc làm mới cho bạn hoặc cho bạn có thêm nhiều tiền với tư cách là nhà thầu phụ. Ai nói rằng đầu tư vào bản thân mình thì không cần trả tiền? Nhưng bạn đầu tư đúng là sự lựa chọn thông minh.