Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018
Bằng cấp không phải là tất cả để thành công.
Bằng cấp không phải là tất cả để thành công
Thành công trong học tập chưa chắc đã thành công trong cuộc sống. Không ngừng học hỏi, không bao giờ bỏ cuộc và hãy học cách tự tin vào bản thân thì chẳng cần đến tấm bằng đại học, bạn vẫn có thể thành công như nhiều người khác.
Chẳng có lý do để những sinh viên bị xếp vào loại kém lại không thể trở thành tổng thống hay tỷ phú.
Điểm qua vài tỷ phú giàu nhất hệ mặt trời như Bill Gates, Mark Zuckerberg, hay mới đây là chàng tỷ phú trẻ Evan Spiegel - CEO của ứng dụng Snapchat đang làm mưa làm gió, chẳng ai trong số họ thèm cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học trong tay.
Hay như mấy đời tổng thống Mỹ John F. Kennedy, Lyndon B. Johnson và George H.W. Bush đều là những sinh viên có thành tích yếu kém, khi mài mông trên ghế giảng đường. Phó Tổng thống Joe Biden cũng phải vật lộn với đống sách luật dày cộp, khi còn là sinh viên trường luật. Thế mà nhìn xem, nước Mỹ được như ngày nay, một phần nhờ họ không ít đâu.
Trong một buổi nói chuyện tại Đại học Southern Methodist, cựu Tổng thống George W. Bush đã nêu bật lên một thực tế rằng trường lớp không hề ảnh hưởng đến các phần còn lại trong cuộc sống của bạn. Trường học cho bạn kiến thức nhưng khả năng của con người là vô hạn. Cứ mặc sức đam mê và sáng tạo đi, đừng gò bó trong khuôn khổ của những gì bạn được học!
Nhà Vật lý - Thiên văn học nổi tiếng Neil deGrasse Tyson đã thẳng thừng trong một buổi hội thảo ở Đại học Massachusetts Amherst: "Quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu."
Điểm trung bình không định nghĩa được bạn là ai, bạn làm được những gì. Nó đơn giản chỉ là những con số, thể hiện những gì bạn đã làm được ở thời điểm đó. Thành tích học tập không phải là cách hay để đo lường khả năng làm việc của một người. Thành công trong học tập chưa chắc đã thành công trong cuộc sống.
Tính cách, kinh nghiệm, khả năng giao tiếp mới là chìa khoá dẫn đến thành công chứ không phải điểm số. Muốn làm tỷ phú thì trước hết phải biết mình đam mê cái gì, giỏi ở đâu, rồi kiên trì theo đuổi nó. Và quan trọng nhất là phải hiểu được giá trị của thất bại.
Đây chính là lý do tại sao chúng ta học lồi cả mắt, thân xác bơ phờ không nhận ra mỗi mùa thi cử, mà ra đời có khi còn phải đi làm thuê cho mấy người bỏ học giữa chừng... Rất nhiều sinh viên bị đánh giá là yếu kém, phá phách khi còn đi học lại trở thành những ông chủ, bà chủ thành công, được nhiều người ngưỡng mộ.
Đơn giản là bởi họ biết được họ phải cố gắng vì điều gì, đấu tranh cho cái gì và luôn sẵn sàng vượt qua nhiều trở ngại hơn những gì chúng ta nhìn thấy được.
Quan điểm ở đây không phải học giỏi thì chẳng làm được gì cho đời, mà là học kém vẫn có thể thành công như thường, nếu có đủ đam mê và kiên trì. Điểm số trên trang đào tạo và cuộc sống thực rất khác nhau, phải luôn ghi nhớ điều đó.
Nếu bạn chỉ tốt nghiệp cấp 3, bỏ ngang đại học hoặc thành tích yếu kém, cũng đừng vội thất vọng. Cuộc sống đầy những thăng trầm, chỉ khi rời khỏi lớp học, bạn mới thực sự học được nhiều điều.
Không ngừng học hỏi, không bao giờ bỏ cuộc và hãy học cách tự tin vào bản thân thì chẳng cần đến tấm bằng đại học, bạn vẫn có thể thành công như nhiều người khác.
Điểm qua vài tỷ phú giàu nhất hệ mặt trời như Bill Gates, Mark Zuckerberg, hay mới đây là chàng tỷ phú trẻ Evan Spiegel - CEO của ứng dụng Snapchat đang làm mưa làm gió, chẳng ai trong số họ thèm cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học trong tay.
Hay như mấy đời tổng thống Mỹ John F. Kennedy, Lyndon B. Johnson và George H.W. Bush đều là những sinh viên có thành tích yếu kém, khi mài mông trên ghế giảng đường. Phó Tổng thống Joe Biden cũng phải vật lộn với đống sách luật dày cộp, khi còn là sinh viên trường luật. Thế mà nhìn xem, nước Mỹ được như ngày nay, một phần nhờ họ không ít đâu.
Trong một buổi nói chuyện tại Đại học Southern Methodist, cựu Tổng thống George W. Bush đã nêu bật lên một thực tế rằng trường lớp không hề ảnh hưởng đến các phần còn lại trong cuộc sống của bạn. Trường học cho bạn kiến thức nhưng khả năng của con người là vô hạn. Cứ mặc sức đam mê và sáng tạo đi, đừng gò bó trong khuôn khổ của những gì bạn được học!
Nhà Vật lý - Thiên văn học nổi tiếng Neil deGrasse Tyson đã thẳng thừng trong một buổi hội thảo ở Đại học Massachusetts Amherst: "Quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu."
Điểm trung bình không định nghĩa được bạn là ai, bạn làm được những gì. Nó đơn giản chỉ là những con số, thể hiện những gì bạn đã làm được ở thời điểm đó. Thành tích học tập không phải là cách hay để đo lường khả năng làm việc của một người. Thành công trong học tập chưa chắc đã thành công trong cuộc sống.
Tính cách, kinh nghiệm, khả năng giao tiếp mới là chìa khoá dẫn đến thành công chứ không phải điểm số. Muốn làm tỷ phú thì trước hết phải biết mình đam mê cái gì, giỏi ở đâu, rồi kiên trì theo đuổi nó. Và quan trọng nhất là phải hiểu được giá trị của thất bại.
Đây chính là lý do tại sao chúng ta học lồi cả mắt, thân xác bơ phờ không nhận ra mỗi mùa thi cử, mà ra đời có khi còn phải đi làm thuê cho mấy người bỏ học giữa chừng... Rất nhiều sinh viên bị đánh giá là yếu kém, phá phách khi còn đi học lại trở thành những ông chủ, bà chủ thành công, được nhiều người ngưỡng mộ.
Đơn giản là bởi họ biết được họ phải cố gắng vì điều gì, đấu tranh cho cái gì và luôn sẵn sàng vượt qua nhiều trở ngại hơn những gì chúng ta nhìn thấy được.
Quan điểm ở đây không phải học giỏi thì chẳng làm được gì cho đời, mà là học kém vẫn có thể thành công như thường, nếu có đủ đam mê và kiên trì. Điểm số trên trang đào tạo và cuộc sống thực rất khác nhau, phải luôn ghi nhớ điều đó.
Nếu bạn chỉ tốt nghiệp cấp 3, bỏ ngang đại học hoặc thành tích yếu kém, cũng đừng vội thất vọng. Cuộc sống đầy những thăng trầm, chỉ khi rời khỏi lớp học, bạn mới thực sự học được nhiều điều.
Không ngừng học hỏi, không bao giờ bỏ cuộc và hãy học cách tự tin vào bản thân thì chẳng cần đến tấm bằng đại học, bạn vẫn có thể thành công như nhiều người khác.
Theo Mạng thư viện
17 quy tắc lịch sự tối thiểu ai cũng phải biết.
17 quy tắc lịch sự tối thiểu ai cũng phải biết.
Trang Brightside đưa ra 17 quy tắc lịch sự tối thiểu người nào cũng nên biết. Việc bạn xử lý trước các tình huống sẽ chứng tỏ bạn có phải là người biết cách cư xử hay không:
1. Không đặt điện thoại của bạn trên bàn ở nơi công cộng. Điều này được cho là không lịch sự, bởi đó dường như là một cách chứng minh thiết bị này quá quan trọng với bạn, và bạn sẵn sàng cầm lấy nó, hí hoáy nhắn tin, lướt mạng, vào Instagram, Facebook... mà vô tình hay cố ý không để ý người đi cùng. Gặp nhau là để nói chuyện và trao đổi trực tiếp, chứ không phải giao tiếp qua các thiết bị điện tử.
2. Nếu bạn đang đi bộ với một người bạn, người đó gặp người quen, bạn cũng nên lịch sự chào lại họ.
3. Tránh cười, nói quá lớn, và nhìn chằm chằm vào người khác.
4. Đôi giày của bạn luôn luôn phải sạch sẽ.
5. Nếu nói "Tôi mời bạn" có nghĩa là bạn sẽ phải trả tiền. Thay vào đó bạn vẫn có thể nói theo cách khác: "Chúng ta đi đến nhà hàng nhé". Trong trường hợp này việc thanh toán không mặc định là việc của bạn nữa, có thể người kia sẽ tranh trả, hoặc cả hai sẽ chia tiền.
6. Trong rạp chiếu phim, rạp hát hay các buổi hoà nhạc, bạn nên di chuyển tới những chỗ phía sau mọi người đang ngồi. Đàn ông nên là những người đi trước.
7. Lái xe ôtô, xe máy lao nhanh qua vũng nước, để nước bắn tung tóe vào người đi đường là hành vi không văn minh.
8. 9 điều nên được giữ bí mật: Tuổi tác, sự giàu có, mâu thuẫn trong gia đình, tôn giáo, các vấn đề sức khỏe, tình yêu, quà tặng, danh dự và sự xấu hổ.
9. Tránh nói chuyện lan man, vô nghĩa trên điện thoại. Nếu bạn cần một ai đó để nói chuyện, cách tốt nhất là hãy tới tìm họ.
10. Nguyên tắc vàng khi sử dụng nước hoa là dùng một cách điều độ, vừa đủ. Nếu bạn vẫn có thể ngửi thấy mùi nước hoa của bạn vào buổi tối, tức là cả ngày hôm nay mọi người đã mệt mỏi với mùi hương của bạn.
11. Không bao giờ đến thăm một ai đó mà không gọi điện trước. Một phụ nữ Anh nói rằng nếu như khách không mời xuất hiện trước cửa nhà họ, họ luôn đi giày vào, tay cầm một chiếc mũ và một chiếc ô. Nếu thích người đó, cô ấy sẽ kêu lên: "Tôi vừa mới về nhà". Nếu không thích, cô ấy sẽ thở dài và nói: "Ô, thật đáng tiếc, tôi đang chuẩn bị ra ngoài".
12. Đừng nghĩ đến việc hẹn hò cô ấy nếu bạn cứ nhắn tin suốt cả buổi tối hôm đó.
13. Đàn ông nên đi bộ phía bên tay trái phụ nữ.
14. Phái mày râu không bao giờ nên chạm vào một người phụ nữ mà không có sự cho phép của cô ấy.
15. Khi có phụ nữ, đàn ông chỉ nên hút thuốc khi được sự cho phép của cô ấy.
16. Tôn trọng thư từ, tin nhắn, đồ đạc riêng tư của mọi người. Các bậc cha mẹ cũng không nên đọc thư của con cái. Các cặp vợ chồng nên tỏ sự tôn trọng lẫn nhau. Lục lọi quần áo, điện thoại, tìm kiếm những thứ không phải của mình là vô cùng khiếm nhã.
17. Đừng bao giờ quên nói lời cám ơn những người thân yêu và bạn bè.
1. Không đặt điện thoại của bạn trên bàn ở nơi công cộng. Điều này được cho là không lịch sự, bởi đó dường như là một cách chứng minh thiết bị này quá quan trọng với bạn, và bạn sẵn sàng cầm lấy nó, hí hoáy nhắn tin, lướt mạng, vào Instagram, Facebook... mà vô tình hay cố ý không để ý người đi cùng. Gặp nhau là để nói chuyện và trao đổi trực tiếp, chứ không phải giao tiếp qua các thiết bị điện tử.
2. Nếu bạn đang đi bộ với một người bạn, người đó gặp người quen, bạn cũng nên lịch sự chào lại họ.
3. Tránh cười, nói quá lớn, và nhìn chằm chằm vào người khác.
4. Đôi giày của bạn luôn luôn phải sạch sẽ.
5. Nếu nói "Tôi mời bạn" có nghĩa là bạn sẽ phải trả tiền. Thay vào đó bạn vẫn có thể nói theo cách khác: "Chúng ta đi đến nhà hàng nhé". Trong trường hợp này việc thanh toán không mặc định là việc của bạn nữa, có thể người kia sẽ tranh trả, hoặc cả hai sẽ chia tiền.
6. Trong rạp chiếu phim, rạp hát hay các buổi hoà nhạc, bạn nên di chuyển tới những chỗ phía sau mọi người đang ngồi. Đàn ông nên là những người đi trước.
7. Lái xe ôtô, xe máy lao nhanh qua vũng nước, để nước bắn tung tóe vào người đi đường là hành vi không văn minh.
8. 9 điều nên được giữ bí mật: Tuổi tác, sự giàu có, mâu thuẫn trong gia đình, tôn giáo, các vấn đề sức khỏe, tình yêu, quà tặng, danh dự và sự xấu hổ.
9. Tránh nói chuyện lan man, vô nghĩa trên điện thoại. Nếu bạn cần một ai đó để nói chuyện, cách tốt nhất là hãy tới tìm họ.
10. Nguyên tắc vàng khi sử dụng nước hoa là dùng một cách điều độ, vừa đủ. Nếu bạn vẫn có thể ngửi thấy mùi nước hoa của bạn vào buổi tối, tức là cả ngày hôm nay mọi người đã mệt mỏi với mùi hương của bạn.
11. Không bao giờ đến thăm một ai đó mà không gọi điện trước. Một phụ nữ Anh nói rằng nếu như khách không mời xuất hiện trước cửa nhà họ, họ luôn đi giày vào, tay cầm một chiếc mũ và một chiếc ô. Nếu thích người đó, cô ấy sẽ kêu lên: "Tôi vừa mới về nhà". Nếu không thích, cô ấy sẽ thở dài và nói: "Ô, thật đáng tiếc, tôi đang chuẩn bị ra ngoài".
12. Đừng nghĩ đến việc hẹn hò cô ấy nếu bạn cứ nhắn tin suốt cả buổi tối hôm đó.
13. Đàn ông nên đi bộ phía bên tay trái phụ nữ.
14. Phái mày râu không bao giờ nên chạm vào một người phụ nữ mà không có sự cho phép của cô ấy.
15. Khi có phụ nữ, đàn ông chỉ nên hút thuốc khi được sự cho phép của cô ấy.
16. Tôn trọng thư từ, tin nhắn, đồ đạc riêng tư của mọi người. Các bậc cha mẹ cũng không nên đọc thư của con cái. Các cặp vợ chồng nên tỏ sự tôn trọng lẫn nhau. Lục lọi quần áo, điện thoại, tìm kiếm những thứ không phải của mình là vô cùng khiếm nhã.
17. Đừng bao giờ quên nói lời cám ơn những người thân yêu và bạn bè.
Viện UCI tổng hợp
Kỹ năng giải quyết vấn đề cần phải học hỏi
Kỹ năng giải quyết vấn đề cần phải học hỏi
Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc, bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết. Những vấn đề ấy luôn khác nhau và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết chúng. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết một cách hiệu quả nhất.
1. Tập trung vào vấn đề
Các nhà thần kinh học đã chứng tỏ rằng não bạn không thể tìm ra giải pháp nếu bạn chỉ tập trung vào vấn đề. Chỉ nhấn mạnh vào ai là người có lỗi, hậu quả sẽ ra sao có thể gia tăng những cảm xúc tiêu cực trong não, từ đó hạn chế tư duy các biện pháp giải quyết tiềm năng. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên phớt lờ vấn đề mà hãy cố gắng bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề một cách sáng suốt, sau đó suy nghĩ các biện pháp khả thi.
2. Lật ngược vấn đề
Đôi khi vì quá quen thuộc với những phương pháp, cách giải quyết thường làm mà bạn bỏ qua nhiều biện pháp khả thi khác. Vì thế, bạn nên cố gắng thay đổi cách tiếp cận và nhìn nhận mọi thứ theo cách mới bằng cách lật ngược lại vấn đề, tìm ra giải pháp khác so với những gì bạn từng làm. Thậm chí, cách giải quyết của bạn có vẻ ngốc ngếch nhưng một cách tiếp cận mới, độc đáo sẽ kích thích bạn nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, sáng tạo hơn. Hơn nữa, khi có nhiều sự lựa chọn, bạn sẽ biết đâu là cách giải quyết tốt nhất.
3. Nhìn nhận vấn đề một cách trung lập
Đừng coi vấn đề bạn đang mắc phải như một chướng ngại vật không thể vượt qua. Hãy nghĩ đơn giản rằng có một yếu tố hay điều gì đó không hoạt động hiệu quả và bạn cần tìm một cách làm khác. Sau đó, hãy thử tiếp cận vấn đề một cách trung lập mà không so đo quá nhiều. Đừng vì ý kiến đa chiều của những người xung quanh mà dao động. Hãy lắng nghe góp ý của họ, phân tích vấn đề kỹ lưỡng và làm theo bản năng của mình.
Viện UCI tổng hợp
Kinh nghiệm làm việc tại các công ty Nhật
Kinh nghiệm làm việc tại các công ty Nhật
+ Seiri – sàng lọc những thứ không cần thiết tại nơi làm việc và bỏ đi. Với người Nhật, họ làm việc gì cũng phải có lịch trình, kế hoạch cụ thể và được ghi vào một cuốn sổ hoặc cuốn lịch để nhắc nhở công việc phải làm.
+ Seiton - sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, dễ tìm, dễ thấy và dễ lấy, luôn luôn tuân theo quy chuẩn nơi làm việc. Đây là nền tảng cho việc thực hiện công việc một cách nghiêm túc, thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc của họ.
+ Seiso – sạch sẽ, vệ sinh thiết bị, dụng cụ và nơi làm việc, ý thức rõ được trách nhiệm và phạm vi công việc. Chính vì ý thức rõ được trách nhiệm của mình nên dù ở trong cuộc sống hàng ngày hay công việc, người Nhật luôn phát huy tính tự giác làm việc, không ỉ lại và không dựa dẫm.
+ Seiketsu – chăm sóc nơi làm việc bằng cách luôn thực hiện nguyên tắc 3S trên.
+ Shitsuke – sẵn sàng giáo dục, rèn luyện để mọi người thực hiện 4 nguyên tắc trên một cách tự giác. Làm việc hay tiếp xúc với một môi trường chuyên nghiệp và nghiêm túc như môi trường ở các công ty Nhật sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhìn nhận ra một số sơ hở quan trọng trong hệ thống của mình.
Ngoài ra, một đặc điểm nổi bật nữa của người Nhật mà ai cũng dễ dàng nhận thấy đó chính là tính sòng phẳng không muốn nợ ai cái gì. Ngay cả khi những người bạn đồng nghiệp đi ăn với nhau thì cũng phần ai người ấy trả. Bên cạnh đó, họ rất tinh ý trong việc đánh giá nhận xét và được coi là bậc thầy trong việc chọn đối tác. Vì thế, nếu bạn đang hợp tác với người Nhật thì hãy cứ yên tâm dù họ có nhận xét bạn như thế nào nhé. Thêm một điều chúng ta cũng cần lưu ý khi làm việc với người Nhật, đó là họ luôn luôn tuân theo qui chuẩn tại nơi làm việc, muốn thấy sự tiến bộ của đối tác, của nhân viên cấp dưới. Như vậy, một quá trình làm việc với nguyên tắc 5S của họ luôn luôn chú trọng đến sự cẩn trọng, tập trung một cách nghiêm túc, lấy hiệu quả công việc làm trên hết. Tuân thủ những nguyên tắc này chính là chìa khóa để bạn hòa nhập tốt vào môi trường làm việc tại các công ty Nhật Bản và đạt hiệu quả cao trong công việc.
Viện UCI tổng hợp
5 điều cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp
5 điều cần chuẩn bị trước khi khởi nghiệp
Để khởi nghiệp, bạn không chỉ cần lòng khát khao thành công. Đó là cả một sự chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ trước khi chính thức bước vào một chặng đua nhiều thử thách. Hãy chắc chắn rằng bạn đã sẵn sàng bước vào một hành trình dài và đã chuẩn bị đủ năng lượng, tinh thần mạnh mẽ trước khi bắt đầu. Có thể, bạn sẽ phải chịu đựng những vất vả này trong suốt 2-5 năm và nhận những kết quả ít ỏi ban đầu. Thế nhưng, chỉ cần kiên trì, điều hành doanh nghiệp đi đúng hướng, kết quả bạn có được sẽ tương xứng với những gì bạn đã phấn đấu.
1. Cực kỳ tiết kiệm
Khi bắt đầu làm chủ doanh nghiệp của chính mình, bạn phải chấp nhận một thực tế: bạn không còn được nhận một khoản lương cao, ổn định hàng tháng. Thay vào đó, bạn sẽ phải chi trả tiền cho tất cả mọi người, trừ bản thân bạn.
Bên cạnh đó, những chi phí, hóa đơn để duy trì hoạt động của doanh nghiệp như: điện, nước, chi trả cho các đối tác, hợp đồng… sẽ là những khoản tiền không nhỏ. Có thể, đến 2 năm sau đó, bạn mới cầm được tháng lương đầu tiên của mình, kể từ khi chuyển từ người làm thuê sang… làm chủ.
Điều đó nghĩa là bạn phải giảm thiểu tất cả những khoản chi cho bản thân mình. Bạn cần trả hết nợ, sống thật giản dị, ăn uống ở các hàng quán giá rẻ thay vì tham gia những bữa tiệc sang trọng cùng bạn bè.
Thậm chí, bạn đã sẵn sàng đi xe buýt thay vì xe máy hay taxi để tiết kiệm tiền chưa? Tóm lại, bạn cần phải làm mọi thứ trong khả năng để tiết kiệm tiền và để tồn tại.
2. Có một khoản tiền tiết kiệm trong ngân hàng
Cần chắc chắn là bạn duy trì được chế độ tiết kiệm này trong 6 tháng. Những người có gia đình, hoặc có một việc làm trong khoảng thời gian khởi nghiệp sẽ dễ dàng vượt qua giai đoạn này. Nhưng hầu hết mọi người không có được sự thuận lợi đó. Vì thế, trước khi bắt đầu cuộc đua này, bạn nên có một khoản tiền dành dụm trong ngân hàng, đủ nuôi sống bạn và giúp bạn yên tâm tập trung cho công việc.
3. Kế hoạch marketing
Nhiều người khởi nghiệp bắt tay vào làm mọi thứ nhưng lại không nghĩ đến việc làm sao để có thể đưa hàng hóa và dịch vụ đến khách hàng. Kết quả là, họ mất rất nhiều thời gian để tìm hướng đi nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động không hiệu quả.
Bạn cần có kế hoạch Marketing ngay khi khởi nghiệp
Lưu ý rằng, bạn cần ngân sách nhất định cho việc marketing. Nó không cần là một khoản chi quá lớn vào thời điểm bắt đầu. Nhưng nó cũng không có nghĩa là bạn không chuẩn bị gì cho việc tiếp thị, nếu bạn thực sự mong muốn doanh nghiệp phát triển nhanh chóng.
Lưu ý rằng, bạn cần ngân sách nhất định cho việc marketing. Nó không cần là một khoản chi quá lớn vào thời điểm bắt đầu. Nhưng nó cũng không có nghĩa là bạn không chuẩn bị gì cho việc tiếp thị, nếu bạn thực sự mong muốn doanh nghiệp phát triển nhanh chóng.
4. Chiến lược bán hàng
Khi mọi người đã biết công ty bạn là gì, đang kinh doanh gì, bạn phải tìm cách để thúc đẩy việc bán hàng. Một công ty không tăng trưởng doanh số bán hàng sẽ không thể tồn tại lâu dài.
Bạn cần chuẩn bị những kịch bản, hợp đồng, chiến lược bán hàng… để có thể đưa được sản phẩm, dịch vụ đến với người dùng.
5. Sức chịu đựng
Dù bạn đã từng làm việc chăm chỉ đến mức nào, khi trở thành chủ doanh nghiệp, bạn phải nỗ lực hơn như vậy nhiều lần. Bạn làm việc 12 giờ/ngày, 7 ngày/tuần là việc rất bình thường.
Đừng nghĩ đến việc khởi nghiệp nếu bạn phải chống chọi với căn bệnh mãn tính đến mức không có nhiều thời gian làm việc, chiến đấu với các vấn đề lớn của gia đình, hoặc đơn giản là bạn không thích sống chung với những công việc vất vả, khó khăn.
Viện UCI tổng hợp
Những yếu tố mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở ứng viên
Những yếu tố mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở ứng viên
Ngoài những tiêu chuẩn đề ra để đáp ứng được công việc thì nhà tuyển dụng luôn mong muốn người được tuyển dụng có kỹ năng mềm. Phòng tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên tham gia vào các hoạt động xã hội chứng tỏ được bản thân mình qua cách nói chuyện. Qua đấy Viện UCI chia sẻ những điều mà một ứng viên nên có:
Biết giá trị của bạn
Năng lực của bạn đáng giá bao nhiêu, bạn là người biết rõ nhất. Đừng ảo tưởng nhưng cũng đừng đánh giá thấp bản thân. Nếu cần thiết hãy cho nhà tuyển dụng biết những gì bạn đã đạt được ở công việc trước đây, năng lực của bạn đáng giá bao nhiêu trên thị trường hiện tại. Chứng minh cho họ thấy bạn biết được giá trị bản thân bạn và sử dụng nó như một công cụ để đàm phán về lương.
Biết mức lương tối thiểu theo dự kiến của bạn
Nhà tuyển dụng luôn thích được đàm phán về lương với nhân viên mới và bao giờ họ cũng đòi hỏi một người có năng lực nhưng chỉ phải trả lương thấp. Nếu bạn thấy công ty không trả lương phù hợp với bạn, nhất là thấp dưới mức tối thiểu bạn nghĩ thì đừng ngại hỏi về mức lương của các nhân viên trong công ty nhé.
Sẵn sàng với các giải pháp thay thế tiền mặt
Ngoài tiền lương là tiền mặt, bạn hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng nếu công ty yêu cầu về việc mua cổ phần, ký hợp đồng tiền thưởng, các tài khoản chi phí, phần chia lợi nhuận… thay thế cho tiền mặt.
Tâm lý vững – tinh thần thép
Khi cuộc phỏng vấn đến hồi kết, dù kết quả đạt được thế nào bạn vẫn nên mỉm cười và tự tin vào bản thân. Điều này sẽ chứng mình rằng bạn có rất nhiều khả năng để vào một vị trí xứng đáng hơn. Một con người tự tin, năng động có thể ứng phó với mọi hoàn cảnh dù có khó khăn là người mà nhà tuyển dụng luôn cần. Chú ý nhé: Tự tin nhưng đừng tự phụ và quá kiêu ngạo đấy.
PR bản thân
Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những người có nhiều ưu điểm nhất với mức lương thấp nhất. Nhưng trước tiên hãy cho họ thấy những kỹ năng bạn có và tất cả lý do tại sao họ nên tuyển dụng bạn.
Tự nhiên với nhà tuyển dụng
Đừng biến cuộc đàm phán của bạn trong tình huống dở khóc dở cười chỉ được chọn một con đường “sống hay là chết”. Tốt nhất dù không hài lòng cũng tránh mâu thuẫn với họ. Thả lỏng tinh thần và thân thiện trong cách trao đổi sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận hơn với nhà tuyển dụng.
Bình tĩnh và kiểm soát
Có thể nhà tuyển dụng sẽ thử cảm xúc của bạn. Bạn có phải là một người nôn nóng vội vàng hay một người biết kiềm chế cảm xúc để suy nghĩ chín chắn trước khi ra quyết định. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công việc bạn làm sau này. Nếu rơi vào hoàn cảnh trên hãy chứng minh rằng bạn có khả năng kiểm soát những cảm xúc cá nhân trong lòng, thậm chí ngay cả khi mọi thứ không đi theo đúng hướng của bạn.
Viện UCI tổng hợp
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)